3 yếu tố quyết định sức khỏe sung mãn
2020: TPCN sẽ trở thành ngành kinh tế - y tế mũi nhọn?
Tôi tìm lại được sức khỏe “vàng” nhờ TPCN
VAFF thành lập Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm TPCN
TPCN: Nguy cơ thất thế ngay trên sân nhà
Thức ăn của con người trong thế kỷ XXI là TPCN
Nhật Bản là nước đầu tiên đưa ra khái niệm “Foods for Specified Health Use: FOSHU” – Thực phẩm chức năng (TPCN) vào năm 1991. Trong 2 thập kỷ vừa qua, thị trường TPCN phát triển mạnh mẽ. Những quốc gia sử dụng nhiều TPCN nhất có thể kể đến là Nhật Bản, khối EU, Mỹ…
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2006, thị trường TPCN ở châu Âu chiếm 32%, Nhật Bản chiếm 25%, Mỹ chiếm 35%, còn 8% thuốc về các quốc gia khác.
Về doanh số TPCN, tại Mỹ, năm 2007 là 27 tỷ USD và năm 2013 tăng lên gần 90 tỷ USD. Năm 2006, số người trưởng thành ở Mỹ dùng TPCN là 40%, năm 2007 là 52% và đến năm 2010 tăng lên 72%.
Hiện nay, các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng dùng TPCN hơn dùng thuốc. Chính vì vậy, đa số các tập đoàn sản xuất thuốc đang chuyển sang sản xuất TPCN để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Cuộc sống càng hiện đại, sức khỏe càng suy giảm
PGS. TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), khẳng định: “Người tiêu dùng cần phải hiểu đúng, dùng đúng quy tắc khi sử dụng TPCN. Trước hết cần hiểu chính xác rằng TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng để chữa trị bất kỳ một loại bệnh nào. TPCN là loại thực phẩm dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”. |
Xã hội càng hiện đại và phát triển, con người càng gia tăng những căn bệnh không lây nhiễm như stress, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn chuyển hóa, ung thư, xương khớp… Những thay đổi trong tiêu dùng thực phẩm như khẩu phần ăn hằng ngày nhiều hơn, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn thay thế cho thực phẩm tự nhiên, gia tăng thức ăn động vật, bơ, sữa, trứng, nhiều chất béo, ít chất xơ, nhiều chất béo…; môi trường sống ô nhiễm, gia tăng ô nhiễm vi lượng trong thực phẩm cũng khiến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, ung thư ngày càng cao hơn.
Mặt khác, khi đời sống được đảm bảo thì giá trị của sức khỏe càng được khẳng định như là tài sản quý giá nhất của con người. Việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe có ý nghĩa nhất là thực hiện ngay từ khi còn khỏe mạnh. Đó cũng là quan điểm dự phòng trong y học ngày nay.
Nhận thức đúng về TPCN
Từ những kết quả nghiên cứu khoa học về lợi ích của rau củ quả, các chất chống oxy hóa và các hợp chất toàn phần của thực vật có tác dụng tốt đối với sức khỏe, các loại TPCN bổ sung dinh dưỡng, phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh và/hoặc trì hoãn thời gian mắc bệnh... đã được tập trung nghiên cứu và sản xuất.
Khác với thực phẩm thông thường, TPCN là dạng thực phẩm được chiết xuất từ các loại thảo mộc, các thành phần quý từ động vật và đã được loại bỏ bớt thành phần không có lợi, bổ sung thêm những thành phần có lợi. TPCN không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin…), chất xơ và một số thành phần khác. Nhờ tham gia vào cấu tạo, thành phần các tế bào, tổ chức của cơ thể, tham gia xúc tác phản ứng enzyme, tổng hợp hormone và bảo vệ cơ thể nên vi chất dinh cưỡng có tác dụng chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ, tạo sức khỏe sung mãn, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ điều trị bệnh tật và làm đẹp cho con người.
Chính vì vậy, trong xu thế phát triển của thế giới hiện đại, TPCN được xem như là công cụ dự phòng sức khỏe và việc thị trường TPCN phát triển như vũ bão cũng là điều tất yếu.
Bình luận của bạn