Tại sao các nước phát triển ưa chuộng TPCN?
Sử dụng TPCN thời gian dài có ảnh hưởng gì không?
Dùng TPCN để khỏe hơn mỗi ngày
Có thể dùng TPCN để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao?
Mập mờ giữa thực phẩm chức năng và thuốc
Qua nghiên cứu khoa học và thực tiễn, các chuyên gia khẳng định, 3 yếu tố cơ bản giống như chiếc kiềng 3 chân đảm bảo sức khỏe sung mãn bao gồm: giải tỏa căng thẳng, vận động thân thể và chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
Byron Johnson Esq. (2007), Chủ tịch Liên minh toàn cầu các hiệp hội về dược liệu thực phẩm chức năng (IADSA) định nghĩa, sức khỏe sung mãn là tình trạng sức khỏe có chất lượng cao nhất mà một người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình. Sức khỏe sung mãn là tình trạng không gặp phải: các chứng viêm khớp, bệnh loãng xương, cao huyết áp, động mạch vành, đái tháo đường, béo phì, đột quỵ, mất trí, ung thư… |
1. Giải tỏa căng thẳng xua tan bệnh tật
Căng thẳng là vấn đề mà ai cũng gặp phải hàng ngày. Căng thẳng thần kinh hay còn gọi là stress, là những áp lực về mặt tâm lý và những biến động trong gia đình, xã hội tác động lên con người gây mất cân bằng. Nếu stress thường xuyên lặp lại khiến con người không làm chủ được, không thích ứng được với những biến đổi do nó đưa đến, có thể sẽ bị rối loạn về thể chất và tâm thần. Theo PGS. TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, các rối loạn do stress gây ra là nguy cơ của các căn bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Stress và tăng huyết áp
Stress có sự tăng tiết hormone như các Glucocorticoid và Adrenalin của tuyến thượng thận, làm mạch co lại, giảm Na và nước trong cơ thể, làm bài tiết ít nước tiểu tới tăng huyết áp.
Stress và đái tháo đường
Khi bị stress, có sự phóng thích insulin hoặc insulin tiết ra đầy đủ, nhưng những tế bào bị “nhờn” insulin không tiêu thụ hết được đường glucose, dẫn tới tăng huyết và gây ra đái tháo đường.
Stress và nhiễm trùng
Strees làm tăng nồng độ Glucocorticoid và Adrenalin trong máu ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, do đó dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.
Stress và nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Stress làm rối loạn chuyển hóa chất béo, làm tăng lượng Triglycerid, lượng cholesterol, dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, gây các tai biến cao huyết áp, đau thắt tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
2. Vận động thân thể phòng ngừa bệnh tật
Để có sức khỏe “sung mãn”, vận động thân thể cần phải thực hiện theo 4 nguyên tắc: toàn diện, nâng dần, thường xuyên và thực sự, thực tế.
Tập luyện thế nào là phụ thuộc vào điều kiện của mỗi người, hoàn cảnh, điều kiện sống, điều kiện môi trường và điều kiện làm việc. Tuy nhiên, việc duy trình thói quen tập luyện thường xuyên hằng ngày giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật tốt. Mỗi ngày, nên tập luyện với thời gian tăng dần cho đến ngưỡng thích hợp (trung bình mỗi ngày tập luyện từ 30 đến 60 phút).
3. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng
Thực phẩm chức năng được coi là thức ăn của thế kỷ XXI
Trong quá trình phát triển của cơ thể, ở mỗi giai đoạn của cuộc đời cần thiết các vi chất khác nhau, hàm lượng các chất khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay, quá trình đô thị hóa, cuộc sống ngày càng hiện đại ảnh hưởng đến môi trường, quy trình sản xuất chế biến, phương thức ăn uống, nên khẩu phần ăn hàng ngày đang bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn thích hợp, việc sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) được cho là nhu cầu cần thiết để bù vào sự thiếu hụt và tăng cường các vi chất có lợi cho cơ thể: bổ sung vitamin, khoáng chất, các acid amin và các hoạt chất sinh học. Ví dụ như trẻ em có thể sử dụng sữa bổ sung DHA, acid folic; người già sử dụng sữa bổ sung calci hoặc các loại TPCN bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường các chức năng của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thường gặp, phòng ngừa các căn bệnh mạn tính…
Bình luận của bạn