Tại sao trẻ bị hen suyễn và dị ứng nặng hơn vào ban đêm?

Trẻ thường bị khởi phát cơn hen suyễn và dị ứng vào ban đêm

Phụ nữ bị hen suyễn cần lưu ý gì khi mang thai?

Cho trẻ uống nhiều đồ uống có đường, làm tăng nguy cơ hen suyễn

Trẻ sơ sinh dùng probiotics giúp ngăn ngừa hen suyễn, đái tháo đường

Đây là lý do vì sao nữ giới dễ bị hen suyễn hơn nam giới

Nguyên nhân trẻ bị hen suyễn và dị ứng nặng hơn vào ban đêm

Santiago Martinez - Bác sỹ chuyên khoa về dị ứng nhi khoa và Phó Giáo sư y khoa tại Trường Y thuộc Đại học Bang Florida (Tallahassee, Mỹ) cho hay: “Mức cortisol trong cơ thể sẽ giảm vào ban đêm. Mà như đã biết, cortisol có một số tác dụng dự phòng đối với bệnh hen suyễn”.

Nhiệt độ buổi tối và thân nhiệt lúc ngủ đều giảm cũng góp phần làm khởi phát cơn hen suyễn.

Hơn nữa, tư thế nằm ngang khi ngủ cũng có thể làm tình trạng bệnh của trẻ trở nên nặng hơn. Ví dụ như ho khi nằm có thể do áp lực với cơ hoành, đặc biệt nếu trẻ bị béo phì, trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị chảy nước mũi, khiến dịch nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng.

Thêm vào đó, nồng độ histamine tăng lên vào ban đêm cũng làm trầm trọng thêm nhiều triệu chứng dị ứng và hen suyễn. Đặc biệt, một số chất gây dị ứng, chẳng hạn như bụi, mạt bụi nhà và lông thú cưng có thể tụ tập nhiều ở trong phòng ngủ của trẻ, làm tăng tiếp xúc với trẻ trong khi ngủ.

Giải pháp

Giải pháp cho dị ứng: Nếu trẻ bị phát dị ứng vào ban đêm, có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamine để giảm các triệu chứng khó chịu của dị ứng. Nếu trẻ thường xuyên bị dị ứng ban đêm, hãy tham vấn bác sỹ để áp dụng cho trẻ liệu pháp miễn dịch (immunotherapy). Đây là phương pháp cho chủ thể dị ứng hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm đạt được giảm mẫn cảm, tức là giảm các triệu chứng khi phơi nhiễm tự nhiên trở lại với chính dị nguyên đó. Đây là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng.

Giải pháp cho hen suyễn: Luôn chuẩn bị sẵn thuốc giãn phế quản (bronchodilator), dụng cụ đo lưu lượng đỉnh (Peak Flow Meter - Lưu lượng đỉnh kế) để theo dõi hơi thở của trẻ và các loại thuốc phòng ngừa như chất ức chế leukotriene hoặc thuốc steroid dạng hít.

Đặc biệt, để giảm hen suyễn và dị ứng, cha mẹ cần vệ sinh phòng ngủ của con sạch sẽ. Hạn chế cho thú cưng vào phòng ngủ, giặt chăn gối, ga giường thường xuyên, hút bụi thảm mỗi ngày...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ