Phụ nữ bị hen suyễn khi mang thai cần tránh tiếp xúc khói thuốc lá, lông chó, mèo...
Cho trẻ uống nhiều đồ uống có đường, làm tăng nguy cơ hen suyễn
Trẻ sơ sinh dùng probiotics giúp ngăn ngừa hen suyễn, đái tháo đường
Đây là lý do vì sao nữ giới dễ bị hen suyễn hơn nam giới
Khản giọng do hen suyễn phải làm sao?
Trẻ béo phì khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn
Phụ nữ có thai bị hen suyễn có nguy cơ cao bị tiền sản giật, sinh non
Bổ sung vitamin D có lợi cho bệnh nhân hen suyễn
Cách chữa trị hen suyễn đơn giản tại nhà
Làm sao để ngăn ngừa hen suyễn tái phát khi thời tiết thay đổi?
Phụ nữ bị hen suyễn cần lưu ý gì khi mang thai?
Nếu người mẹ có tiền sử về hen suyễn cần được bác sĩ khám chuyên khoa, tư vấn, điều trị dự phòng trước đó và tiêm phòng vaccine cúm trước khi mang thai, nhằm phòng tránh cúm gây ảnh hưởng đến hô hấp.
Thai phụ bị hen suyễn phải luôn tuân thủ chỉ định của bác sỹ. Thông thường, phụ nữ mang thai bị hen suyễn có những dấu hiệu như: Thở khò khè, tiếng khò khè thường nghe thấy khi thở ra, hoặc hít vào; không thở được; ho và nói khó... Nếu để bệnh nặng và không được kiểm soát tốt, thai phụ có thể bị sinh non, tăng huyết áp, thai kém phát triển, chết lưu hoặc sau khi sinh có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con.
Vì thế, thai phụ bị hen suyễn cần đi khám thai định kỳ, hoặc khi gặp các vấn đề về sức khỏe cần nhập viện ngay để được hỗ trợ kịp thời, tránh tình trạng thiếu oxy, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, thai phụ cần tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, lông súc vật chó, mèo; Tránh khói từ rơm, rạ, khói than củi; Tránh ăn các thức ăn có thể gây dị ứng và luôn giữ không khí trong nhà sạch sẽ, thoáng mát... Thực hiện tốt những điều này sẽ giúp thai phụ quản lý tốt hơn bệnh hen suyễn.
Phụ nữ có tiền sử bị hen suyễn cần điều trị dự phòng và tiêm vaccine cúm trước khi mang thai
Tại sao nữ bị hen suyễn nhiều hơn nam?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt và Johns Hopkins phát hiện thấy, testosterone đã cản trở một tế bào miễn dịch có liên quan đến các triệu chứng hen như: Viêm và sản sinh chất nhầy trong phổi.
Tác giả cao cấp Dawn Newcomb, Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt cho biết: "Khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu này, chúng tôi thực sự nghĩ rằng hormone buồng trứng sẽ làm tăng chứng viêm hơn là testosterone làm cho nó trở nên tốt hơn. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, testosterone quan trọng hơn trong việc giảm viêm".
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, trước tuổi dậy thì, bé trai có tỷ lệ hen suyễn cao gấp 1,5 lần so với trẻ gái. Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì, phụ nữ bị hen suyễn cao gấp 2 lần so với nam giới. Tình trạng này tiếp tục diễn ra cho đến khi phụ nữ bị mãn kinh và sau đó, tỷ lệ hen suyễn ở phụ nữ bắt đầu giảm.
Các triệu chứng suyễn gia tăng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tiếp xúc với dị ứng và nhiễm virus. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, các hormone giới tính có thể có liên quan.
Newcomb và các đồng nghiệp đã xem xét tế bào người và chuột để nghiên cứu thêm về xu hướng khác biệt giới tính mà họ quan sát được. Họ tập trung vào các tế bào phổi, được gọi là tế bào lympho bẩm sinh nhóm 2, hoặc các tế bào ILC2. Các tế bào này làm cho cytokine, các protein gây ra viêm và sản sinh chất nhầy trong phổi, khiến cho khó thở hơn.
Các nhà nghiên cứu thu thập mẫu máu từ những người bị hen suyễn và không bị hen suyễn, họ phát hiện ra rằng, những người bị hen suyễn có nhiều tế bào ILC2 hơn những người không bị hen suyễn. Trong nhóm đó, phụ nữ bị hen có nhiều tế bào ILC2 hơn nam giới bị hen.
Các tế bào ILC2 cũng được tìm thấy trong phổi của chuột, nhưng chúng rất hiếm. Chúng chỉ chiếm khoảng 10.000 trong số 10 triệu tế bào trong phổi chuột. Tương tự như kết quả tìm thấy ở người, Newcomb và các đồng nghiệp luôn nhận thấy rằng, họ nhận được ít tế bào hơn từ chuột đực so với chuột cái. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những tế bào chuột này để thử nghiệm những ảnh hưởng của hormone đối với tế bào ILC2.
Khi các nhà nghiên cứu thêm các hormone buồng trứng như: Estrogen và progesterone vào tế bào ILC2, họ không thấy nhiều sự thay đổi, hoặc tăng khả năng tạo tế bào của cytokine. Tuy nhiên, khi họ bổ sung testosterone, họ thấy rằng, hormone ngăn cản tế bào phát triển và giảm sản xuất cytokine.
Nghiên cứu trên đã mở ra hy vọng mới về cách điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân hen suyễn.
Bình luận của bạn