SUCKHOE+ VAFF 3-02
Empty

Đây là tầm nhìn chiến lược, mục tiêu mà Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đề ra từ những năm 2012-2013, trong đó nêu rõ, nhận thức của cộng đồng và của người dân về thực phẩm chức năng, vai trò của TPCN trong việc phòng ngừa và hỗ trợ bệnh tật, tuân thủ đúng các yêu cầu về sản xuất, kinh doanh và sử dụng TPCN là mục tiêu xuyên suốt cho mọi hành động của Hiệp hội.

Trong báo cáo nhiệm kỳ III, kế hoạch phát triển nhiệm kỳ IV, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã đề ra, “Lấy công tác giáo dục truyền thông là trung tâm, đi trước một bước trong mọi hoạt động để toàn hội “Hiểu đúng - làm đúng - dùng đúng” về TPCN, phát triển TPCN thành một ngành Kinh tế - y tế, sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng cường sử dụng TPCN để chăm sóc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.”

Empty
Empty

Giáo dục truyền thông là hoạt động trung tâm, đi trước một bước trong tất cả các hoạt động nhằm phát triển TPCN ở Việt Nam. Hướng đến các nhóm đối tượng có ảnh hưởng tới TPCN như: Nhóm người lãnh đạo và quản lý, bao gồm cả các bác sỹ và những người làm trong ngành y tế - nhóm này không trực tiếp tác động tới sự phát triển của ngành nhưng tác động gián tiếp có ảnh hưởng to lớn đến phát triển của ngành thông qua các chính sách, đường lối, các quy định pháp luật liên quan đến TPCN. Nhóm những người sản xuất TPCN bao gồm cả những người nuôi trồng dược liệu, sản xuất, chế biến, người kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, người buôn bán TPCN bao gồm cả những người kinh doanh theo hình thức đa cấp. Nhóm người tiêu dùng và nhóm cuối cùng là những người tham gia truyền thông TPCN như cán bộ y tế, giáo viên trường y, các phóng viên báo chí…

Thông điệp truyền thông đưa ra phải: Phù hợp với luật, chính sách, quy định của thế giới và Việt Nam; Phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn, các kiến thức giáo khoa đã dược phổ biến rộng rãi; Dựa trên cơ sở khoa học, công bố của Codex, quốc tế và các công trình nghiên cứu khoa học được thừa nhận; Thích hợp với các nhóm đối tượng đã chia và đã chọn; Đơn giản - dễ hiểu - dễ nhớ - dễ làm;... Nội dung của thông điệp phải cảnh báo được nguy cơ xuất hiện dịch bệnh mạn tính không lây, TPCN là công cụ, là “vaccine” dự phòng các bệnh mạn tính và thông qua thông điệp, người dân phải “Hiểu đúng - làm đúng - dùng đúng” TPCN.

Empty

Kênh giáo dục cũng là một kênh truyền thông cần được lựa chọn, trong đó cần huy động và sử dụng kết hợp một cách có hiệu quả nhiều kênh giáo dục truyền thông, nhiều phương tiện để thực hiện giáo dục truyền thông về TPCN, sử dụng các cách tiếp cận mới, có sáng tạo trong việc sử dụng và huy động các kênh truyền thông (ví dụ kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục và giải trí). Trong điều kiện hội nhập quốc tế, cần chú ý các kênh truyền thông mới có hiệu quả để thực hiện giáo dục truyền thông về TPCN.

Ngoài ra, cần tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua hệ thống Hội viên của Hiệp hội TPCN Việt Nam. Đây là lực lượng có trình độ, kỹ năng thực hiện các công tác giáo dục và truyền thông có hiệu quả cao. Các cán bộ y tế, các cơ quan truyền thông đại chúng, các kênh giáo dục như trường y – dược cũng là kênh truyền thông cần được sử dụng trong việc tuyên truyền 3 Đúng của ngành TPCN.

Empty

Ở Việt Nam có 2 thuận lợi cơ bản mà thiên nhiên ban cho, đó là: điều kiện địa lý - khí hậu thuận lợi và chủng loại dược thảo phong phú.

Về khí hậu, Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, thuận lợi cho cây cỏ phát triển quanh năm. Việt Nam có 11.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo, có 224 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát và 5.500 loài côn trùng. Đến nay đã có 3.948 loài thực vật bậc cao và bậc thấp (kể cả nấm), 408 loài động vật, 75 khoáng vật được dùng làm thuốc và TPCN, được xếp là nhóm tài nguyên phong phú và quý giá trong toàn bộ hệ thống động thực vật ở Việt Nam.

Empty

Theo báo cáo của Viện Dược liệu cho thấy, việc khai thác, nuôi trồng dược liệu trong nước đang có xu hướng suy giảm cả về số lượng và chủng loại. Nhiều loài dược thảo có xu hướng tuyệt chủng. Nhu cầu sử dụng chủ yếu là nhập khẩu, trong đó chủ yếu là nhập lậu, chưa kiểm soát được tính chất lượng và tính an toàn. Do đó cần có một chính sách nuôi trồng dược thảo có tính chiến lược lâu dài.

Để bảo tồn và phát triển một cách bền vững nguồn dược thảo tự nhiên sẵn có, cần triển khai 2 hình thức nuôi trồng sau đây: Quy hoạch và đầu tư phát triển mang tính công nghiệp và các vùng dược thảo tự nhiên; Đầu tư nuôi trồng theo quy mô hộ gia đình, tổ hợp tác với các loại dược thảo tự nhiên rải rác ở khắp các vùng từ Bắc vào Nam. Căn cứ vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, chủng loại dược thảo thích hợp mà tổ chức nuôi trồng theo quy mô hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã…, cần có kỹ thuật viên hướng dẫn, giám sát nuôi trồng theo GAP, tổ chức các trạm thu mua, sơ chế theo vùng thuận tiện cho người nuôi trồng, từ các trạm đó nhập về trung tâm phân phối cho các công ty sản xuất hoặc xuất khẩu. Trên cơ sở các vùng tự nhiên, quy hoạch thành các vùng có quản lý, nuôi trồng thêm và di thực các giống mới đến.

Kỹ thuật nuôi trồng dược thảo bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn GAP-TPCN. Khi khai thác sử dụng cần có kế hoạch khai thác phù hợp với nuôi trồng để đảm bảo luôn luôn làm chủ được nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu. Tại các vùng nuôi trồng hoặc nhiều vùng nuôi trồng gần nhau có thể xây dựng các trạm sơ chế, sau đó mới chuyển đến các nhà máy sản xuất.

Empty

Trước hết, cơ sở sản xuất TPCN phải đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), tuân thủ Nguyên tắc Thực hành sản xuất tốt GMP-TPCN.

Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo tính chất lượng, tính an toàn và tính hiệu quả, trong đó, tính chất lượng là mức độ tập hợp các đặc tính của sản phẩm đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo thành phần nguyên liệu và độ tinh khiết, đảm bảo hàm lượng theo công bố, đảm bảo tính ổn định hàm lượng thành phần từ sản xuất đến tiêu dùng. Tính an toàn là sản phẩm không có chứa các tác nhân ô nhiễm sinh học, hóa học, lý học gây độc hại, nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng. Tính hiệu quả của sản phẩm là sản phẩm có một hoặc nhiều tác dụng được khoa học chứng minh có khả năng cải thiện, chăm sóc sức khỏe con người, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật.

Với xu hướng bệnh hiện nay, các sản phẩm nên nhằm vào mục đích chăm sóc sức khỏe, phòng chống nguy cơ và tác hại bệnh tật, cụ thể là chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, tạo sức khỏe sung mãn, hỗ trợ điều trị và phòng chống dịch bệnh các bệnh mạn tính không lây.

Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao. Tất cả các sản phẩm lưu thông trên thị trường đều đã được công bố tiêu chuẩn hoặc công bố hợp quy, hoặc công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm.

Với các sản phẩm nhập khẩu cần tận dụng lợi ích của sản phẩm nhập khẩu, tạo cơ hội cạnh tranh để đẩy mạnh sản xuất trong nước, tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu lựa chọn của người tiêu dùng.

Empty

Huy động và tận dụng thế mạnh của một số Labor kiểm nghiệm An toàn thực phẩm đã có để nâng cao khả năng kỹ thuật kiểm nghiệm về An toàn thực phẩm; Xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm của Hiệp hội đạt chuẩn GLP, ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65… Trọng tâm là kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm, đặc biệt là định lượng các hoạt chất sinh học trong các sản phẩm dược thảo và động vật; Hài hòa các kỹ thuật, quy trình kiểm nghiệm với quốc tế, với các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Úc, EU để thực hiện được công nhận và thừa nhận lẫn nhau, tạo điều kiện cho TPCN lưu hành dễ dàng cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Empty
Empty

Trong sự phát triển TPCN ở Việt Nam, hợp tác quốc tế có một vai trò rất quan trọng. Hiệp hội TPCN Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội TPCN ASEAN và Hiệp hội TPCN quốc tế, đã có quan hệ hợp tác với nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, cần đẩy mạnh các hoạt động sau: Tham gia đầy đủ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo khu vực và quốc tế với sự chuẩn bị chu đáo các báo cáo và thảo luận của Việt Nam; Tham gia xây dựng các quy định, tiêu chuẩn về TPCN của khu vực và quốc tế; Quan hệ song phương và đa phương trong lĩnh vực TPCN; Xúc tiến và giao lưu thương mại hai chiều (xuất khẩu và nhập khẩu) về TPCN; Hợp tác nghiên cứu về các lĩnh vực TPCN; Hợp tác đầu tư cho nuôi trồng dược thảo và sản xuất TPCN ở Việt Nam; Hợp tác trong đào tạo, đầu tư công nghệ sản xuất TPCN; Hợp tác trao đổi thông tin về các hoạt động, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh TPCN.

Empty

Kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ban hành chính sách phát triển TPCN cũng như chính sách về thuế đối với TPCN phù hợp với quốc tế; Ban hành các quy định về quản lý (Luật, Pháp lệnh, Quyết định, Thông tư) đối với TPCN phù hợp với Codex, quốc tế, khu vực các nước tiên tiến và thực tế ở Việt Nam; Ban hành các quy chuẩn cần dựa trên cơ sở của Codex và tham khảo quốc tế, khu vực và các nước. Các tiêu chuẩn cần hài hòa với khu vực và quốc tế.

Phát triển mạnh mẽ các tổ chức của Hiệp hội như: Viện nghiên cứu TPCN, Trung tâm kiểm nghiệm An toàn thực phẩm, Trung tâm chứng nhận và các tổ chức, đơn vị để phục vụ cho sự phát triển TPCN ở Việt Nam; Hỗ trợ các hội viên của Hiệp hội trong các hoạt động; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý, các Bộ ngành trong các hoạt động nhằm phát triển TPCN; Phối hợp các cơ quan truyền thông giáo dục để đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về TPCN phải đi trước một bước và là trung tâm trong các hoạt động phát triển TPCN; Áp dụng chương trình kiểm soát Chất lượng - an toàn - hiệu quả toàn bộ chuỗi cung cấp TPCN, duy trì chương trình giám sát, đánh giá nguy cơ từ khâu nuôi trồng đến sản xuất, lưu thông, tiêu dùng.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý