Trào lưu trị mụn bằng tỏi sống là phản khoa học
Nhiều công dụng từ tỏi
Tỏi có tác dụng tốt với bệnh nhân Alzheimer và Parkinson
Bài thuốc trị cảm lạnh cực hiệu quả chỉ với 1 củ tỏi
Hiện nay, có nhiều video hướng dẫn cách trị mụn bằng tỏi đang xuất hiện trên TikTok cùng nhiều mạng xã hội khác. Theo đó, không ít nhà sáng tạo nội dung đã hướng dẫn cách dùng tỏi sống chấm lên vết mụn và cho rằng giúp trị khỏi mụn.
Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu đã lên tiếng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn của phương pháp này. Bác sĩ da liễu Ketaki Bhate (Anh) chia sẻ trên trang Express, việc thoa tỏi sống lên da có thể gây kích ứng, thậm chí bỏng hóa chất, để lại vết thâm sau viêm.
Đồng quan điểm, bác sĩ da liễu Shereene Idriss (Anh) khẳng định tỏi không thể trị mụn, đặc biệt là mụn nội tiết tố - loại mụn thường cần điều trị bằng thuốc theo đơn. Điều quan trọng là bạn phải điều trị tận gốc nguyên nhân để giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn như sẹo lâu dài.
Để kiểm soát mụn hiệu quả, Học viện Da liễu Mỹ (American Academy of Dermatology) khuyến cáo mọi người nên có thói quen chăm sóc da nhẹ nhàng và gội đầu thường xuyên để ngăn ngừa tích tụ dầu. Bên cạnh đó, không nên nặn mụn vì điều này có thể khiến thời gian lành lâu hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo. Trong trường hợp tình trạng mụn nghiêm trọng nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Mọi người cần thận trọng khi áp dụng những biệp pháp trị mụn được các "chuyên gia da liễu" tự xưng chia sẻ trên TikTok, vì có thể gây ra những hệ lụy cho vùng da bị mụn nói riêng và sức khỏe nói chung.
Mặc dù, tỏi không được khuyến khích thoa trực tiếp lên mụn nhưng ăn tỏi đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bởi vì tỏi có chứa allicin, một hợp chất đã được chứng minh có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, tỏi cũng giàu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm vitamin B6, mangan, selen, vitamin C, sắt, kali và đồng. Mọi người có thể dễ dàng bổ sung tỏi bằng cách thêm vào các món ăn hàng ngày.
Bình luận của bạn