Thay đổi tư duy để xây dựng kinh tế dược liệu

Ngành dược liệu vẫn còn những điểm yếu trước khi có thể xây dựng thành ngành kinh tế dược liệu

Thiếu máu cơ tim do tắc mạch vành có chữa khỏi được không?

Nhận diện sâm Ngọc Linh - dược liệu quý hiếm và đắt đỏ

Trồng cây dược liệu: Từ vườn nhà, vườn rừng ra cánh đồng lớn

Quà xứ Nghệ Tết này!

Danh mục dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát

Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức Tọa đàm Khai mở kho vàng dược liệu với sự có mặt của các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu nhằm tìm ra giải pháp khôi phục và nâng tầm được hệ thống cây dược liệu Việt Nam.

Việt Nam có khoảng 5.000 cây thuốc, kết hợp với tri thức sử dụng, chế tạo cây thuốc khác nhau từ 54 dân tộc. Hai yếu tố này tạo nên điểm mạnh của dược liệu Việt Nam, chính là tính đa dạng, độc đáo. Đây là nhận định của PGS.TS Trần Văn Ơn - nguyên trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội.

Tuy nhiên, về điểm yếu của ngành dược liệu Việt Nam, PGS.TS Trần Văn Ơn cho rằng, điểm yếu lớn nhất là chưa có định hướng thị trường đúng đắn. Xưa nay, nhiều người có quan niệm, phát triển dược liệu chỉ là trồng dược liệu. Chúng ta đang gặp khó khăn trên toàn chuỗi giá trị của cây thuốc: Định hướng thị trường chưa rõ ràng; Nhận diện đối thủ; Tới nghiên cứu, trồng trọt và sản xuất, phân phối… PGS.TS Trần Văn Ơn nhận định: "Đặc biệt, chúng ta còn thiếu công nghệ lõi trong ngành dược liệu là chiết xuất và tinh chế." Trong khi đó, để biến dược liệu thành một ngành kinh tế, chúng ta cần khai thác lợi thế của mình, xây dựng thương hiệu theo hướng riêng của mình, không cố bắt chước theo các nước khác.

PGS.TS Trần Văn Ơn (ngồi giữa) chia sẻ về thế mạnh và điểm yếu của ngành dược liệu Việt Nam - Ảnh: Tạp chí Kinh tế Việt Nam

PGS.TS Trần Văn Ơn (ngồi giữa) chia sẻ về thế mạnh và điểm yếu của ngành dược liệu Việt Nam - Ảnh: Tạp chí Kinh tế Việt Nam

Dựa trên kinh nghiệm làm việc với các đối tác tại Ấn Độ, TS Vũ Văn Thoại - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu cây Đàn hương và Thực vật quý hiếm cho hay: "Trồng cây gì cũng phải gắn với đầu ra và chế biến sâu. Dược liệu phải trở thành hàng hóa thì chúng ta mới có thể tiêu thụ được." Ông cũng nhận định, Việt Nam còn thiếu sự đầu tư vào các nhà khoa học, công tác bảo tồn giống và nguồn gene… để mở đường cho kinh tế dược liệu.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, một trong số đó là phải cạnh tranh với dược liệu nhập lậu. Ông Vũ Văn Tâm - Chủ tịch Công ty TNHH Dược liệu Vũ Gia chia sẻ: "Thực tế một số sản phẩm dược liệu không đạt tiêu chuẩn về mặt chất lượng đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng đã và đang có giải pháp chống lại hiện tượng này. Điều quan trọng nhất là những doanh nghiệp trong nước phải kiểm soát được chất lượng dược liệu nhập về."

Cũng tại buổi hội thảo, khi trao đổi về công dụng sức khỏe của thảo dược, PGS.TS Trần Văn Ơn nhấn mạnh, thảo dược lành tính là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh mạn tính. Thảo dược cũng có thể dùng để chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe, dưới dạng đồ uống, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... Còn các bệnh cấp tính cần phẫu thuật, cần tìm đến y học hiện đại. Người tiêu dùng thông thái cần phân biệt rõ, không nghe theo các quảng cáo "quá đà" về công dụng của dược liệu.

Theo Quyết định số 1976 về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên. Việt Nam kỳ vọng nhiều vào việc phát triển các vùng trồng thảo dược, nâng tầm các loại cây có giá trị kinh tế cao, hướng đến mục tiêu xuất khẩu ra nước ngoài, đạt giá trị cả tỷ USD, ví dụ như sâm Ngọc Linh.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng