Nhận diện sâm Ngọc Linh - dược liệu quý hiếm và đắt đỏ

Sâm được trồng tại đỉnh núi Ngọc Linh - Ảnh: Việt An/Sức khỏe+

Xây dựng chuỗi giá trị sâm Ngọc Linh, đánh thức tiềm năng bảo vật quốc gia

Sâm Ngọc Linh – Dược liệu quý trước bờ tuyệt chủng

Đi bộ bao nhiêu bước để cải thiện sức khỏe?

8 điểm đến đang dẫn đầu xu hướng trong năm 2023

Làn sóng COVID-19 mới đang lan ra nhiều nước Châu Á

Sâm Ngọc Linh được trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa bàn 3 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông (Kon Tum) và Nam Trà My (Quảng Nam). Đây là một thảo dược quý, có giá trị kinh tế lớn. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh chứa tới 52 loại saponin quý hiếm, khác biệt với mọi loại sâm khác. Chứa đa dạng các hoạt chất và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá rất cao.

Không gian phòng trưng bày “Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường” - Ảnh: Việt An/sức khỏe+

Không gian phòng trưng bày “Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường” - Ảnh: Việt An/Sức khỏe+

Hiện có rất nhiều công ty, đại lý, cơ sở, các trang mạng xã hội bán sâm Ngọc Linh với mức giá khác nhau, đòi hỏi người tiêu dùng thông thái hơn trong lựa chọn của mình để tránh mua phải hàng trôi nổi, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Phòng trưng bày “Nhận diện đúng Sâm Ngọc Linh trên thị trường” nhằm giúp người tiêu dùng, khách tham quan trang bị những kiến thức trong việc nhận diện đúng sản phẩm sâm Ngọc Linh và một số loại sâm trồng tại các tỉnh thành khác của Việt Nam. Đồng thời, sự kiện cũng giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc chọn mua sâm Ngọc Linh và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đa dạng loại củ sâm, cây tươi giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết - Ảnh: Việt An/sức khỏe+

Đa dạng loại củ sâm, cây tươi giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết - Ảnh: Việt An/Sức khỏe+

Phòng trưng bày nhiều loại sâm củ, sâm cây tươi đến từ các tỉnh thành khác nhau trên địa bàn cả nước. Trong đó, nổi bật là sâm được trồng tại đỉnh núi Ngọc Linh. Điểm đặc biệt là sâm Ngọc Linh được đặt cạnh các loại sâm Lai Châu, sâm Lào, củ tam thất... để khách tham quan dễ dàng nhận biết và phân biệt.

Khách tham quan được trực tiếp nhận diện sâm Ngọc Linh - Ảnh: Việt An/sức khỏe+

Khách tham quan được trực tiếp nhận diện sâm Ngọc Linh - Ảnh: Việt An/Sức khỏe+

Tại phòng trưng bày, khách tham quan được mục sở thị các loại củ sâm, cây sâm và lá của sâm Ngọc Linh cũng như các loại sâm và thảo dược khác. Một số đặc điểm cơ bản bề ngoài giúp nhận diện và phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sản phẩm sâm khác như:

Sâm Ngọc Linh được trồng tại núi Ngọc Linh - Ảnh: Việt An/sức khỏe+

Sâm Ngọc Linh được trồng tại núi Ngọc Linh - Ảnh: Việt An/Sức khỏe+

- Về cấu trúc mắt: Mắt sâm Ngọc Linh là phần lõm, đốt mắt sần, nhiều rễ bám, có u cục ở gốc. Khoảng cách giữa các mắt không đều, nằm so le (hình đốt trúc). Mỗi năm phát triển một đốt. Còn một số loại sâm khác, một năm có thể phát triển ra nhiều đốt, đốt không so le nhau, cách mắt đều.

Sâm Lai Châu - Ảnh: Việt An/sức khỏe+

Sâm Lai Châu - Ảnh: Việt An/Sức khỏe+

- Về bề mặt vỏ: Sâm Ngọc Linh có bề mặt vỏ xù xì, thô ráp do sinh trưởng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên. Một số loại sâm khác có vỏ ngoài có độ bóng mượt, ít sần sùi, thường không có điểm thắt.

- Về cấu tạo rễ, sâm Ngọc Linh có bộ rễ chùm, phân bổ dọc theo thân rễ chính và rễ phụ đều bám và phát triển từ các đốt. Trong khi một số loại sâm khác, thân trơn mặc dù phát triển đốt khúc nhưng rất ít sợi rễ.

- Về màu sắc: Sâm Ngọc Linh có phần sẫm màu hơn so với một số loại sâm khác.

Phân biệt lá sâm Lai Châu (trái) và sâm Ngọc Linh (phải) - Ảnh: Việt An/sức khỏe+

Phân biệt lá sâm Lai Châu (trái) và sâm Ngọc Linh (phải) - Ảnh: Việt An/Sức khỏe+

- Về lá sâm: Lá sâm Ngọc Linh có phần tròn và bầu hơn so với một số loại sâm khác.

Cách nhận diện, phân biệt sâm Ngọc Linh và các loại sâm khác - Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường

Cách nhận diện, phân biệt sâm Ngọc Linh và các loại sâm khác - Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường

Sâm ở mỗi vùng miền đều có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, kỹ thuật canh tác của từng vùng miền mà mỗi loại sâm có hàm lượng hoạt chất khác nhau. Trong đó sâm Ngọc Linh được trồng trên núi cùng tên, có độ cao trên 2000m, chứa hàm lượng hoạt chất saponin cao nhất. Sâm Lai Châu cũng chứa nhiều hoạt chất nhưng không bằng sâm Ngọc Linh, giá thành cũng thấp hơn.

Nhận diện củ tam thất (trái) và sâm Ngọc Linh (phải) - Ảnh: Việt An/sức khỏe+

Nhận diện củ tam thất (trái) và sâm Ngọc Linh (phải) - Ảnh: Việt An/Sức khỏe+

Hiện nay, trên nhiều trang mạng "đội giá" bán củ tam thất như giá của sâm Ngọc Linh. Phòng trưng bày cũng giúp người tiêu dùng trực tiếp nhận diện các đặc điểm phân biệt giữa sâm Ngọc Linh và củ tam thất, tránh mua phải sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng không tương xứng với giá thành.

 
Nguyễn Thanh, Việt An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn