Trồng cây dược liệu: Từ vườn nhà, vườn rừng ra cánh đồng lớn

Các mô hình trồng cây dược liệu đang mang lại kết quả tốt

5 dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin B12

Chuyên gia tư vấn: Nguyên nhân gây run tay khi cầm nắm đồ vật

5 cách làm sáng da, mượt tóc với đu đủ

Thủ tướng chỉ đạo những việc cần làm ngay “giải cứu” ngành y tế

Uống cà phê cùng ít đường vào buổi sáng có thể giúp giảm cân

Trong đó, mô hình trồng dược liệu theo quy hoạch, kế hoạch của từng địa phương, trên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật-công nghệ, cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm của các công ty, hợp tác xã dược liệu trên địa bàn đang cho thấy nhiều kết quả tích cực, cần được nhân rộng.

Ở các tỉnh miền núi phía bắc, điều kiện địa hình, thời tiết, đất đai và thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc trồng và khai thác các loại cây dược liệu quý ở địa phương. Mô hình trồng cây dược liệu kết hợp 3 nhà: nhà nông-nhà nước/chính quyền-nhà doanh nghiệp đang được triển khai trên diện rộng với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp tự chủ nguồn nguyên liệu chế biến đạt chuẩn trên cơ sở quy trình chăm trồng được quản lý nghiêm ngặt, vừa đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Đó là mô hình trồng cây cát cánh trong vườn nhà, vườn rừng rồi dần dà lên tới hàng trăm hecta ở huyện Bắc Hà (Lào Cai) chứng minh bước đi đáng chú ý này. Nếu như trước đây, bà con trồng ngô chỉ có thu hoạch 20-30 triệu đồng/năm thì nay trồng cát cánh theo quy trình chuẩn có thể cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm.

Chị Sùng Thị Sa ở xã Tản Van Cư - Bắc Hà cho biết, lợi ích của việc trồng cây cát cánh là “cụ thể, cầm nắm được, đo đếm được” nên bà con chủ động phối hợp với doanh nghiệp, với chính quyền, khi có giống cũng như khi phải tự tìm nguồn, để tập trung gieo trồng, chăm bón theo đúng quy trình đặt ra. Cuộc sống của người dân đổi thay từ đó, ai ai cũng phấn khởi, tin tưởng từ cách làm này.

Trên thực tế, không chỉ ở Lào Cai mà cả Lai Châu, Sơn La, Điện Biên… đều đang triển khai tốt các mô hình trồng dược liệu, với kết quả bình quân đạt khoảng 85-90 triệu/ha/năm. Riêng trồng cây atiso, bà con thu bình quân 80 triệu đồng/ha/năm…

z4138622249903_f7cb27f6ce24a3b78a28fbb1128a47ca

Mô hình trông cây Đảng sâm dưới tán rừng ở Nghệ An

Ở huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An), một tỉnh bắc miền trung, bắt đầu từ quy mô diện tích nhỏ lẻ trong từng gia đình, tới từng xóm, xã với kết quả thu được ban đầu là rất đáng khích lệ để các cơ sở khác trong huyện, trong tỉnh học tập và làm theo. Đó là cách làm của cán bộ của Hợp tác xã Nông dược Tĩnh Sáng Đường thường xuyên đến các xóm Cầu Đá, Hợp Thành, thuộc xã Yên Hợp để cung cấp giống, hướng dẫn cách gieo trồng, chăm bón các loại cây giống dược liệu như cà gai leo, xạ đen, dây thìa canh, trinh nữ hoàng cung, rau má…

Bà Lá Thị Lan, xóm Hợp Thành gieo trồng các loại cây dược liệu này trên diện tích gần 1.000m2 đất vườn theo từng khoảnh khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh sống của từng loại và phục vụ tiện lợi cho việc bảo vệ, chăm trồng. Bà Lan cho biết: Rau má thường cho thu hoạch sớm nhất, mỗi năm cho thu hoạch 10-12 lứa, giá bán 15.000 đồng/kg cho hợp tác xã bao tiêu toàn bộ. Một số loại cây khác cũng dần cho thu hoạch, hứa hẹn bội thu…

Ông Đinh Trọng Sơn ở xóm Cầu Đá nhận được chủ trương và chính sách của cơ sở liền bắt tay cải tạo vườn tạp, trồng cà gai leo trên diện tích 2 sào trung bộ. Ông hiện đã thu hoạch và nhập cho hợp tác xã dược liệu gần 2 tấn sản phẩm, giá thu mua tại vườn 10.000 đồng/kg, tính ra kết quả gần 20 triệu đồng, một kết quả mà “trong mơ ông và nhiều người cũng không nghĩ đến”!

Tính ra, chỉ riêng ở Yên Hợp đến nay đã có gần 30 hộ tập trung chăm trồng dược liệu, bao gồm cả nguồn giống khai thác, bảo vệ từ trong rừng và cung cấp của hợp tác xã dược liệu. Được hợp tác xã dược liệu bao tiêu từ 45-50 tấn sản phẩm hàng năm với giá cả thống nhất, ổn định, cao hơn thị trường, nên bà con rất phấn khởi, tự nguyện tham gia. Tính ra, thu nhập bình quân của hộ thấp nhất có thể đạt 70 triệu đồng/năm, hộ cao nhất lên tới 100 triệu đồng/năm. Trên cơ sở kết quả đạt được, Yên Hợp đang phấn đấu mở rộng diện tích trồng dược liệu từ diện tích 3 ha lên 5 ha trong năm 2023 này, từ vườn nhà sẽ mở rộng ra vườn đồi, đất cao cưỡng hay trồng dưới các tán cây rừng…

 

Ở Nghệ An, được biết, trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển vùng dược liệu, chính quyền các huyện, cùng nhiều doanh nghiệp đang thực sự bắt tay với bà con nông dân để hình thành các vùng dược liệu lớn ở Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành…, trong đó có việc khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn dược liệu quý hiếm ở vùng rẻo cao có khí hậu mát lành như sâm Puxailaileng, đẳng sâm, trà hoa vàng… Đó là thực hiện một “cuộc cách mạng dưới tán rừng” với quy mô trồng cây dược liệu lên tới 136ha trồng dược liệu quý hiếm ở Mường Lống, với nguồn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, là cánh đồng cây dược liệu từ 5-10ha ở Yên Thành, Nghĩa Đàn, ở Thanh Chương… từng đem lại giá trị thu nhập lớn cho người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn.

Tuy vậy, có thể thấy mô hình hoạt động về cây dược liệu có hiệu quả, thực sự là “mũi nhọn” ở các tỉnh miền bắc hay miền trung là chưa nhiều và chưa ổn định bền vững. Các sản phẩm từ chế biến dược liệu chưa thực sự thâm nhập thị trường một cách hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau từ tâm lý, thị hiếu đến chất lượng thực sự mà nó mang lại cho người tiêu dùng và xã hội. Nguy cơ mai một, thất truyền các giống cây dược liệu quý hiếm, các bài thuốc gia truyền, dân gian vẫn hiện hữu từng ngày và chúng ta sống trên rừng thuốc quý nhưng không biết cách gìn giữ, phát huy đầy đủ theo lời dạy của cha ông “Nam dược trị nam nhân”, phải đi nhập khẩu dược liệu nước ngoài… là điều đáng báo động, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Hy vọng thành công, kết quả đáng ghi nhận của những mô hình trên đây, từ vườn nhà lan ra vườn rừng, ra cánh đồng lớn tạo ra sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn trong nước và quốc tế với nhiều cách làm, mô hình khác từng được nói đến sẽ cùng tạo ra một động lực mới, tầm nhìn mới trong phát triển kinh tế- xã hội và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc Sức khỏe nhân dân.,.

Hoa Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ