Thế giới trải qua ngày nóng nhất lịch sử như thế nào?

Mặt trời mọc trên Biển Baltic ở Niendorf, miền Bắc nước Đức - Ảnh: AP.

Nắng nóng kỷ lục "thiêu đốt" Châu Âu, hàng trăm người chết vì sốc nhiệt

Biến đổi khí hậu và "cánh cửa đang dần đóng lại" đối với loài người

Trái Đất nóng lên, Việt Nam cần làm gì ứng phó với biến đổi khí hậu?

Bộ Y tế hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Theo dữ liệu từ Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ (NCEP), ngày 3/7 là ngày nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn cầu. NCEP tính toán nhiệt độ trung bình toàn cầu vào ngày 3/7 là 17,01 độ C, vượt qua kỷ lục trước đó vào tháng 8/2016 là 16,9 độ C. Trong ảnh là một người phụ nữ trong trang phục kín mít khi ra đường ở Thượng Hải, khi thành phố này đang cảnh báo về đợt nóng gay gắt - Ảnh: Reuters

Theo dữ liệu từ Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ (NCEP), ngày 3/7 là ngày nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn cầu. NCEP tính toán nhiệt độ trung bình toàn cầu vào ngày 3/7 là 17,01 độ C, vượt qua kỷ lục trước đó vào tháng 8/2016 là 16,9 độ C. Trong ảnh là một người phụ nữ trong trang phục kín mít khi ra đường ở Thượng Hải, khi thành phố này đang cảnh báo về đợt nóng gay gắt - Ảnh: Reuters

Từ năm 1979 đến năm 2000, vào đầu tháng 7, nhiệt độ trung bình của thế giới, chỉ dao động trong khoảng 12 độ C đến dưới 17 độ C vào tất cả các ngày trong năm. Các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu kết hợp với El Nino là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt độ trên thế giới tăng. Trong ảnh: Một người đàn ông trùm khăn lên mặt để tránh nắng nóng ở quận Ballia, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ - Ảnh: Reuters

Từ năm 1979 đến năm 2000, vào đầu tháng 7, nhiệt độ trung bình của thế giới, chỉ dao động trong khoảng 12 độ C đến dưới 17 độ C vào tất cả các ngày trong năm. Các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu kết hợp với El Nino là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt độ trên thế giới tăng. Trong ảnh: Một người đàn ông trùm khăn lên mặt để tránh nắng nóng ở quận Ballia, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ - Ảnh: Reuters

Một cô gái che dù, dán miếng làm mát trên đường phố Bắc Kinh - Trung Quốc giữa đợt nóng cuối tháng 6. Trung Quốc cũng đang hứng chịu một đợt nắng nóng kéo dài, trong đó Bắc Kinh đã trải qua gần 10 ngày liên tục với nhiệt độ vượt quá 35 độ C - Ảnh: Reuters

Một cô gái che dù, dán miếng làm mát trên đường phố Bắc Kinh - Trung Quốc giữa đợt nóng cuối tháng 6. Trung Quốc cũng đang hứng chịu một đợt nắng nóng kéo dài, trong đó Bắc Kinh đã trải qua gần 10 ngày liên tục với nhiệt độ vượt quá 35 độ C - Ảnh: Reuters

Với Mỹ, trong những tuần gần đây, miền Nam nước này đang đón đợt nhiệt mới dưới thời tiết nóng khắc nghiệt. Thành phố Corpus Christi ở Texas ghi nhận nhiệt độ kỷ lục vào tháng 6 là 51 độ C. Mức nhiệt tương tự cũng được ghi nhận ở Oklahoma, Arkansas, Missouri và Louisiana. Trong ảnh: Khách du lịch đến Đài tưởng niệm Thế chiến II để giải nhiệt trước thời tiết nóng bức tại Washington DC, Mỹ - Ảnh: AFP

Với Mỹ, trong những tuần gần đây, miền Nam nước này đang đón đợt nhiệt mới dưới thời tiết nóng khắc nghiệt. Thành phố Corpus Christi ở Texas ghi nhận nhiệt độ kỷ lục vào tháng 6 là 51 độ C. Mức nhiệt tương tự cũng được ghi nhận ở Oklahoma, Arkansas, Missouri và Louisiana. Trong ảnh: Khách du lịch đến Đài tưởng niệm Thế chiến II để giải nhiệt trước thời tiết nóng bức tại Washington DC, Mỹ - Ảnh: AFP

Trong khi đó, nhiệt độ ở Bắc Mỹ, Bắc Phi cũng lên đến gần 50 độ C. Ngay cả ở Nam Cực, hiện đang trong mùa Đông, cũng ghi nhận nhiệt độ cao bất thường, với nhiệt độ tương đối dễ chịu là 8,7 độ C, phá vỡ kỷ lục của tháng 7. Trong ảnh: Một người vô gia cư nằm trên vỉa hè dưới thời tiết khắc nghiệt ở trung tâm thành phố Los Angeles - Ảnh: AP

Trong khi đó, nhiệt độ ở Bắc Mỹ, Bắc Phi cũng lên đến gần 50 độ C. Ngay cả ở Nam Cực, hiện đang trong mùa Đông, cũng ghi nhận nhiệt độ cao bất thường, với nhiệt độ tương đối dễ chịu là 8,7 độ C, phá vỡ kỷ lục của tháng 7. Trong ảnh: Một người vô gia cư nằm trên vỉa hè dưới thời tiết khắc nghiệt ở trung tâm thành phố Los Angeles - Ảnh: AP

Đối mặt với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, người dân Trung Quốc mặc áo chống nắng kín mít, che ô khi đến thăm Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh - Ảnh: AFP

Đối mặt với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, người dân Trung Quốc mặc áo chống nắng kín mít, che ô khi đến thăm Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh - Ảnh: AFP

Tuần trước, một đợt nắng nóng chết người do hiệu ứng vòm nhiệt -hiện tượng không khí nóng không thể thoát ra ngoài do áp suất cao, bao trùm Texas và miền Bắc Mexico. Trong khi đó, Vương quốc Anh cũng vừa trải qua tháng 6 nóng nhất được ghi nhận - Ảnh: AP

Tuần trước, một đợt nắng nóng chết người do hiệu ứng "vòm nhiệt" -hiện tượng không khí nóng không thể thoát ra ngoài do áp suất cao, bao trùm Texas và miền Bắc Mexico. Trong khi đó, Vương quốc Anh cũng vừa trải qua tháng 6 nóng nhất được ghi nhận - Ảnh: AP

Theo AP, vào tháng 6 vừa qua, tại Ấn Độ, sóng nhiệt khắc nghiệt đã khiến hàng trăm người thiệt mạng ở một số khu vực nghèo nhất của quốc gia này. Trong ảnh: Một người phụ nữ đưa nước cho tài xế uống để làm dịu cơn khát trong ngày Hè nóng nực ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ - Ảnh: AP.

Theo AP, vào tháng 6 vừa qua, tại Ấn Độ, sóng nhiệt khắc nghiệt đã khiến hàng trăm người thiệt mạng ở một số khu vực nghèo nhất của quốc gia này. Trong ảnh: Một người phụ nữ đưa nước cho tài xế uống để làm dịu cơn khát trong ngày Hè nóng nực ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ - Ảnh: AP.

Zeke Hausfather, một nhà nghiên cứu tại nhóm phân tích dữ liệu nhiệt độ đất Berkeley Earth, cho biết sự bất thường thời tiết đang diễn ra “chỉ là lần đầu tiên trong một loạt các kỷ lục mới trong năm nay. Trong ảnh: Tình nguyện viên phát đồ uống giải khát cho hành khách ở New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: AFP

Zeke Hausfather, một nhà nghiên cứu tại nhóm phân tích dữ liệu nhiệt độ đất Berkeley Earth, cho biết sự bất thường thời tiết đang diễn ra “chỉ là lần đầu tiên trong một loạt các kỷ lục mới trong năm nay". Trong ảnh: Tình nguyện viên phát đồ uống giải khát cho hành khách ở New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: AFP

Theo Reuters, kỷ lục ngày nóng nhất mới này có thể chưa phải là điểm dừng bởi nhiệt độ dự kiến tiếp tục tăng cho đến cuối tháng 7 - đầu tháng 8, thời điểm giữa mùa Hè. Trong ảnh: Một người phụ nữ lau mồ hôi khi đứng trước quạt dưới cái nóng như thiêu đốt của Madrid, Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, kỷ lục "ngày nóng nhất" mới này có thể chưa phải là điểm dừng bởi nhiệt độ dự kiến tiếp tục tăng cho đến cuối tháng 7 - đầu tháng 8, thời điểm giữa mùa Hè. Trong ảnh: Một người phụ nữ lau mồ hôi khi đứng trước quạt dưới cái nóng như thiêu đốt của Madrid, Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters

Theo CNN, năm 2023 đang trên đà trở thành khoảng thời gian nóng nhất từng được ghi nhận khi dữ liệu nhiệt độ trên toàn cầu tăng đột biến - Ảnh: AP

Theo CNN, năm 2023 đang trên đà trở thành khoảng thời gian nóng nhất từng được ghi nhận khi dữ liệu nhiệt độ trên toàn cầu tăng đột biến - Ảnh: AP

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), khi tác động làm nóng của El Nino bắt đầu, nhiệt độ có thể sẽ lên đến mức kỷ lục. Hiện có 66% khả năng là trong ít nhất một năm từ 2023-2027, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, hay trước khi quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí nhà kính để làm nóng hành tinh - Ảnh: AFP

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), khi tác động làm nóng của El Nino bắt đầu, nhiệt độ có thể sẽ lên đến mức kỷ lục. Hiện có 66% khả năng là trong ít nhất một năm từ 2023-2027, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, hay trước khi quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khí nhà kính để làm nóng hành tinh - Ảnh: AFP

Hiệp Nguyễn (Theo Reuters/AP/CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin