Trái Đất nóng lên, Việt Nam cần làm gì ứng phó với biến đổi khí hậu?

Ứng phó biến đổi khí hậu đòi hỏi nỗ lực của từng quốc gia cũng như sự hợp tác quốc tế

Trầm cảm tăng cao do ô nhiễm không khí

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất rượu vang ở New Zealand?

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn và dị ứng

Nỗ lực chống biến đổi khí hậu tại COP27: "Dậm chân tại chỗ"

Trái đất "bị sốt" nhiều tháng liên tiếp

Tháng 3/2023 lập kỷ lục là là tháng có nhiệt độ cao thứ 2 từng được ghi lại trong 174 năm qua. Đây cũng là tháng thứ 529 liên tiếp (tức hơn 44 năm) hành tinh có nhiệt độ cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20.

Theo dữ liệu được Dịch vụ Biến đổi khí hậu Copernicus, nhiệt độ toàn cầu trong tháng 3 cao hơn gần 0,69°C so với mức nhiệt ghi nhận từ năm 1991 đến năm 2020. 

Nhiệt độ tăng cao bất thường trong tháng 3 vừa qua - Ảnh: Copernicus ECMWF

Nhiệt độ tăng cao bất thường trong tháng 3 vừa qua - Ảnh: Copernicus ECMWF

Tháng 3 "nóng nhất" từng được ghi nhận vào năm 2016, khi hình thái thời tiết El Nino diễn ra trên toàn cầu. Đây là hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương. Theo dự báo, có khả năng El Nino sẽ quay trở lại và có thể kéo dài sang năm 2024. Dưới ảnh hưởng của El Nino, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ có ít mưa hơn và nóng hơn so với trung bình nhiều năm.

Nỗ lực ứng phó cần sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng quốc tế

Chính phủ Việt Nam đang triển khai các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với nguồn lực trong nước và hỗ trợ quốc tế. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ trong buổi làm việc với ông Chris Taylor, Đặc phái viên Biến đổi khí hậu của Vương quốc Anh và ông Tibor Stelbaczky, Cố vấn chính về ngoại giao năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với ông Tibor Stelbaczky (thứ 2 từ trái sang) và ông Chris Taylor - Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với ông Tibor Stelbaczky (thứ 2 từ trái sang) và ông Chris Taylor - Ảnh: VGP

Theo Báo Chính phủ, tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, về dài hạn và tổng thể, chuyển đổi xanh sẽ mang lại tài nguyên, năng lượng mới và đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, chi phí đầu tư do tác động biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, với kịch bản nhiệt độ tăng lên và nước biển dâng thêm 1m, Việt Nam sẽ có thể bị mất 5% diện tích đất liền tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.   

Mực nước biển dâng cũng dẫn tới sự sụt giảm diện tích trồng lúa gạo, như mực nước biển dâng là 60cm có thể dẫn đến sự sụt giảm diện tích trồng lúa lên tới hơn 50% tại một số địa phương, đe dọa an ninh lương thực của đất nước.

Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam có trách nhiệm cùng với các quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng, "nhưng cần có cơ chế để cùng hành động". Phó Thủ tướng cũng đề nghị EU, Anh hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách; đồng thời lựa chọn dự án cụ thể ở Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng xanh để giải quyết vướng mắc về tín dụng, công nghệ, quản trị…

"Nhiệt độ Trái đất không giảm đi chỉ bằng những cuộc thảo luận hay tuyên bố mà phải bằng sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích, công nghệ, nguồn lực… trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là không có giải pháp công nghệ thì không thể làm được", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường