Bộ định vị được gắn vào thân thiết bị chứa phóng xạ của công ty Apave Châu Á Thái Bình Dương. Ảnh: Duy Trần
TP.HCM hoàn tất chế tạo bộ định vị quản lý phóng xạ
Tìm ra tung tích thiết bị phóng xạ thất lạc?
"Phát hiện" nguồn phóng xạ trong bãi rác như thế nào?
Phóng xạ thất lạc ở Vũng Tàu có thể gây ung thư
Ngày 17/4, đoàn cán bộ Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM đã đến Công ty Apave - châu Á - Thái Bình Dương (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) lắp 2 bộ định vị lên thiết bị chứa chất phóng xạ. Đây là hai trong số 124 thiết bị phóng xạ di động do Sở quản lý và là thiết bị phóng xạ đầu tiên trên cả nước được gắn định vị.
Bộ định vị có 2 phần là khung thép (tùy kích cỡ) bo quanh thiết bị chứa chất phóng xạ và một hộp định vị hình chữ nhật (5x12 cm) bằng nhựa chứa các vi mạch điều khiển. Thiết bị này do Trung tâm Nghiên cứu chế tạo thiết kế vi mạch (ICD REC) sản xuất.
Sau khi lắp đặt, thiết bị chứa phóng xạ được Sở Khoa học và Công nghệ quản lý thông qua phần mền do ICD REC thiết kế. Khi thiết bị chứa phóng xạ đứng yên, cứ 10 giờ định vị sẽ gửi thông tin về vị trí, nồng độ phóng xạ một lần. Nếu thiết bị di chuyển, định vị sẽ gửi thông báo về phần mềm quản lý mỗi phút một lần.
Giám đốc IDC REC Ngô Đức Hoàng cho biết, có 2 loại định vị. Loại thứ nhất có giá 5 triệu đồng nhưng chỉ định vị được thiết bị. Loại thứ 2 vừa định vị vừa xác định nồng độ phóng xạ có chi phí 10 triệu đồng. Kinh phí lắp đặt cho 124 thiết bị phóng xạ ở TP.HCM gần 2 tỷ đồng, do UBND TP chi trả.
“Ngoài ra, khi di chuyển, phần mềm trực tuyến cũng vẽ lại hành trình của thiết bị để quản lý. Cùng một lúc, phần mềm này có thể quản lý được 10.000 hoặc thậm chí 50.000 định vị”, giám đốc Hoàng nói.
Hộp nhựa chứa định vị và các vi mạch. Ảnh: Duy Trần |
Hộp định vị được nghiên cứu chế tạo trong vòng 6 tháng, dựa trên con chip SG8V1 (chip đầu tiên của Việt Nam do ICD REC chế tạo), hệ thống GPS, hệ thống báo tin GSM/GPRS, nguồn điện, đèn led... Pin của định vị dùng khoảng một năm và dễ dàng thay mới. Nếu bộ định vị bị tháo rời khỏi thiết bị hoặc có tác động gỡ bỏ, hệ thống lập tức gửi cảnh báo khẩn về trung tâm để xử lý.
Sở Khoa học cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ cho lắp định vị lên 124 thiết bị thường xuyên phải di chuyển trong tổng số 200 thiết bị chứa phóng xạ.
Trước đó, tháng 9/2014, công ty Apave - châu Á - Thái Bình Dương thất lạc thiết bị chứa phóng xạ, được tìm thấy sau đó ít ngày. Gần đây, nguồn phóng xạ Co-60 tại nhà máy luyện thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành) cũng bị thất lạc nhưng vẫn chưa xác định được dấu vết.
Bình luận của bạn