Có thể thiếu vitamin D khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai?

Những phụ nữ đang cố gắng thụ thai nên có biện pháp duy trì, bổ sung vitamin D cho cơ thể

Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung calci?

Cần kiểm soát tốt bệnh lý tuyến giáp nếu muốn mang thai

Những triệu chứng thường gặp khi mang thai

Bị Basedow có thể sinh con không?

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen có xu hướng có lượng vitamin D cao hơn những phụ nữ khác", Tiến sĩ Quaker E. Harmon, National Institutes of Health's, Research Triangle Park (Hoa Kỳ) cho biết. "Lượng vitamin này có thể giảm khi phụ nữ ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai."

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên gần 1.700 phụ nữ Mỹ gốc Phi trong độ tuổi từ 23 đến 34. Những người tham gia trả lời những câu hỏi về việc sử dụng biện pháp tránh thai, số lượng thời gian họ tiếp xúc với ánh nắng và các chất bổ sung vitamin D họ sử dụng.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy việc sử dụng thuốc tránh thai, các biện pháp tránh thai có estrogen có liên quan với mức độ vitamin D cao hơn 20%.

"Những phát hiện của chúng tôi cho thấy phụ nữ có thể có nguy cơ thiếu hụt vitamin D khi họ ngừng sử dụng thuốc tránh thai," Harmon nói. "Những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên có những biện pháp đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin D cho cơ thể trước và trong quá trình mang thai."

Vitamin D liên quan đến hệ thống miễn dịch và quản lý nồng độ calci trong máu. Nồng độ calci thích hợp rất cần thiết cho hệ xương khỏe mạnh. Trong khi mang thai, phụ nữ phải sản xuất số lượng lớn vitamin D để hỗ trợ sự hình thành xương cho thai nhi.

Cơ thể sản sinh vitamin D trong một phản ứng hóa học khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một phần nhỏ cung cấp vitamin D (khoảng 10%) đến từ thực phẩm, bao gồm các loại cá và sữa có bổ sung vitamin D. 

Vi Bùi H+ (Theo Sciencedaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa