Đề phòng một số thực phẩm chức năng chứa thành phần gây hại cho tim này

Một số chất bổ sung không tốt cho tim như bạn tưởng

Những thói quen hại tim

5 thứ làm hại tim, phổi, thận, gan, mật nhiều nhất: Có thể bạn vẫn vô tình ăn hàng ngày

Có phải tim đập nhanh thì huyết áp cũng cao?

TPCN giảm cân RegeneSlim chứa chất gây hại tim mạch

Gần đây, các nhà khoa học đã xem xét liệu một loạt các thực phẩm chức năng giảm cân hoặc dành cho người tập thể thao có thể thực sự gây hại cho người dùng như thế nào.

Như đã biết, Cơ quan Phòng chống Doping Thế giới (WADA) đã cấm tất cả các vận động viên dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào có chứa higenamine - chất chủ vận beta-2 có thể có tác dụng độc hại cho tim.

Tuy nhiên, mặc dù thực tế rằng higenamine bị cấm bởi WADA và nó có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, nhưng nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn chứa chất này với vai trò là một chất tự nhiên có trong một số loại thực vật (như cây phụ tử hay ô đầu).

Higenamine vẫn có thể có mặt trong nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng mà bạn không hề hay biết

John Travis - một nhà nghiên cứu khoa học cao cấp của NSF International (một tổ chức kiểm định, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm của Mỹ) đã tiết lộ rằng, higenamine là một thành phần thực phẩm chức năng được sử dụng rộng rãi và không được các nhà sản xuất liệt kê đúng liều lượng.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 24 thực phẩm chức năng giảm cân hoặc dành cho người tập thể thao có chứa higenamine (còn được gọi là norcoclaurine và demethylcoclaurine) và nhận thấy rằng chúng có đặc tính khác nhau và không đáng tin cậy.

24 sản phẩm được thử nghiệm trong nghiên cứu này là: Adrenal Pump, Apidren, Beta-Stim, Burn-HC, Defcon1 Second Strike, Diablo, DyNO, Gnar Pump, Higenamine, High Definition, HyperMax, iBurn2, Liporidex Max, Liporidex PLUS, LipoRUSH DS2, N.O. Vate, OxyShred, Prostun-Advanced Thermogenic, Pyroxamine, Razor8, Ritual, Stim Shot, ThermoVate và Uplift.

Đáng lo ngại, trong các thực phẩm chức năng nêu trên, chỉ có 5 sản phẩm đề cập đến liều lượng higenamine chính xác.

Lượng higenamine thực tế trong các sản phẩm có thể lên tới 62mg trên mỗi khẩu phần. Tuy nhiên, dựa trên các hướng dẫn trên nhãn, người dùng thực sự có thể tiêu thụ lên tới 110mg chất này mỗi ngày và điều này có thể gây hại cho sức khỏe mà không thể đoán trước được.

"Một số loại thực vật có chứa các chất kích thích, chẳng hạn như cây ma hoàng. Khi sử dụng quá nhiều có thể đe dọa đến tính mạng”, Pieter Cohen - đồng tác giả nghiên cứu giải thích, “Tương tự như vậy, higenamine là một chất kích thích được tìm thấy trong thực vật. Khi nói đến higenamine, chúng ta chưa biết chắc chắn liều lượng cao sẽ tác động cụ thể như thế nào, nhưng một loạt các nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng nó có thể có tác động sâu sắc đến tim và các cơ quan khác”.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The New England Journal of Medicine năm 2015, khoảng 23.005 lượt cấp cứu tại Mỹ có liên quan đến việc sử dụng thực phẩm chức năng.

“Mặc dù higenamine được coi là một thành phần dinh dưỡng hợp pháp, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã xác định mức độ chất kích thích và thông tin về liều lượng, ghi nhãn không chính xác trên nhiều sản phẩm”, tác giả Travis cho hay, “Các vận động viên cũng nên lưu ý vì rất có thể họ sẽ vô tình sử dụng phải chất này mà không hề hay biết”.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất