"Thực phẩm chức năng không phát triển tràn lan"


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội thảo

“Nếu nói tràn lan, tức là không kiểm soát. Trong khi đó, trừ những sản phẩm nhập lậu, còn tất cả những sản phẩm chính ngạch, bất kỳ sản phẩm nào nhập vào Việt Nam đều phải công bố giấy chứng nhận hành”, ông Phong khẳng định.

“Hiện nay chúng ta chưa có quy định về ghi nhãn đối với thực phẩm chức năng, chưa đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn về thực phẩm chức năng. Đối với lĩnh vực quản lý cần nghiên cứu và ban hành trong thời gian tới”, ông Phong nói.


Việc sử dụng TPCN hiện nay vẫn còn theo tình trạng quảng cáo truyền miệng, đây là một trong những điểm cần chấn chỉnh để cộng đồng hiểu đúng - dùng đúng hơn loại sản phẩm này

Theo ông Phong, trong lĩnh vực thực phẩm chức năng đã có 3 văn bản về công tác quản lý nhưng do tình hình phát triển mạnh mẽ của loại thực phẩm này, Bộ Y tế đã giao cho Cục An toàn thực phẩm xây dựng một thông tư mới để đảm bảo tình hình quản lý thực phẩm chức năng thay cho thông tư 08/2004TT-BYT.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của thực phẩm chức năng (TPCN) trong công tác dự phòng, cũng như hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe người dân.

Theo bà Bộ trưởng, mục tiêu của hội thảo cũng nhằm tham khảo các phương pháp quản lý thực phẩm chức năng trên Thế giới cũng như thực trạng quản lý, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng TPCN ở Việt Nam.

Cũng theo ông Phong, thực tế sử dụng thực phẩm chức năng hiện nay vẫn còn theo tình trạng quảng cáo truyền miệng, nhất là một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp. Một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không theo sự hướng dẫn của chính phủ đã quảng cáo không đúng sự thật, dẫn đến thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng.

Tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng với nội dung khá phổ biến. Nhiều đài phát thanh, báo chí vì nhiều lý do khác nhau đã quảng cáo không đúng với nội dung cơ quan chuyên môn thẩm định.

Bên cạnh đó, còn có một số hành vi sai phạm của thực phẩm chức năng như hàng xách tay, hàng chưa công bố giấy chứng nhận lưu hành hoặc giấy chứng nhận lưu hành nhưng vẫn tiếp tục lưu hành, sản xuất thực phẩm chức năng không đủ điều kiện vệ sinh hoặc giấy chứng nhận vệ sinh đã hết hạn sử dụng; sản phẩm không đúng với công bố đã làm ảnh hưởng ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc.

Hiện nay Việt Nam có 1.781 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Từ năm 2000 đến nay có có khoảng 10.000 thực phẩm chức năng được công bố và lưu hành tại Việt Nam, trong đó có khoảng 40% là nhập khẩu, còn 60% là sản xuất trong nước.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý