Thức phẩm chức ăn không thay thế bữa ăn hàng ngày - Ảnh minh họa
Thị trường TPCN Việt Nam: Quan tâm tới sức khỏe xương và nhận thức
Ban hành Quy chế đạo đức quảng cáo thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng dạng nước thành xu hướng mới
10 xu hướng thực phẩm chức năng năm 2024: Dẫn đầu để phát triển!
Có không ít độc giả đã đặt câu hỏi: Cải thiện chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn hàng ngày có thay thế cho việc sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) được không? PGS.TS Trần Đáng khẳng định, có một sự hiểu lầm về công dụng và vai trò của bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày và TPCN.
Theo PGS.TS Trần Đáng, có nhiều lý do khiến con người hiện đại phải sử dụng TPCN. Đó là:
Thứ nhất, sự thay đổi về thói quen dinh dưỡng, lối sống và phương thức làm việc
“Đầu tiên là những thay đổi về phương thức làm việc. Nếu như trước đây, con người làm việc theo phương thức thủ công, tiếp xúc tự nhiên thì ngày nay, con người chủ yếu lại ở trong phòng kín với công cụ là máy tính và điện thoại di động. Môi trường và công cụ làm việc đặc thù đã gây ra 3 nhóm tác hại tới sức khỏe. Đó là tác động của sóng điện từ, ánh sáng xanh và sự “bí bách” của phòng kín, máy lạnh.
Thứ hai là lối sống, phương thức sinh hoạt. Con người giờ đây với tần suất làm việc dày đặc, ít tiếp xúc với môi trường tự nhiên, hạn chế tập thể dục, thể thao. Lâu dần, chất độc bị tích tụ, không thể “giải phóng” khỏi cơ thể.
Thứ ba, việc tiêu dùng thực phẩm. Cứ nhìn vào chế độ ăn hàng ngày của người dân hiện nay thì có thể hiểu được. Bữa ăn có nhiều thịt, ít rau củ quả, thiếu cân bằng. Nhiều người chỉ quan tâm đến việc ăn ngon nhiều hơn là ăn đủ chất dinh dưỡng. Hậu quả để lại là “nạn đói” vi chất dinh dưỡng của con người ngày một trầm trọng hơn.” – PGS.TS Trần Đáng nói.
Các thay đổi trên đã làm biến đổi cấu trúc và chức năng của các tế bào, mất cân bằng nội môi, giảm sức đề kháng, ứ đọng “rác” và “bụi” độc hại trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra các căn bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư, bệnh xương khớp, bệnh thần kinh, béo phì…
“Vì vậy, muốn phòng chống các bệnh mạn tính không lây phải chống lại được “nạn đói” vi chất, bổ sung các hoạt chất tăng cường thải độc cho cơ thể.” - PGS.TS Trần Đáng khẳng định.
Lý do thứ hai là thói quen canh tác và chế biến thực phẩm
Có lẽ sẽ không phải nói nhiều về vấn đề này. “Từ đầu năm tới nay, các vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng người mắc phải tương đối lớn đã cho thấy lỗ hổng về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ một cửa hàng bán bánh mì nho nhỏ mà có thể khiến cho hơn 500 người nhập viện vì ngộ độc, có trường hợp bị nặng, thậm chí có trường hợp đã tử vong. Như vậy, phải xem lại cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.” – PGS.TS Trần Đáng nói.
Một điểm nữa mà PGS.TS Trần Đáng nhắc tới là việc nuôi trồng thực phẩm. “Rau bón thuốc kích thích, lợn cho uống thuốc tăng trọng, cá cho ăn cám công nghiệp… Cá biển, cá đồng nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trôi ra từ những cánh đồng. Ô nhiễm biển ngày càng nặng nề. Những thực phẩm đó, nếu đưa vào có thể, còn có thể gây hại cho sức khỏe con người, chứ đừng nói là cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể hoạt động.”
Thứ ba, cần hiểu đúng về vai trò thực phẩm và thực phẩm chức năng
Thực phẩm hay thức ăn là những vật phẩm thiết yếu cung cấp năng lượng, duy trì các hoạt động sống của cơ thể, được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể thông qua hoạt động ăn, uống. Thực phẩm cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể như chất bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất, nước… Tuy nhiên, thực phẩm trong bữa ăn đó chưa chắc đã cung cấp đủ các vi chất (bao gồm các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa) do nhiều yếu tố, ví dụ như việc lựa chọn thực phẩm của bà nội trợ. Cách chế biến thực phẩm cũng khiến chúng mất đi các dưỡng chất. Ví như rau ngót chẳng hạn. Rau ngót rất giàu vitamin C, nhưng nếu nấu lâu, lượng vitamin C sẽ bị mất đi phần lớn, thế nhưng, cách nấu rau ngót của các cụ nhà ta xưa là nấu lâu một chút cho canh ngọt rau mềm. Đây là lý do mà hiện nay, ngành y tế vẫn tuyên truyền về việc bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ.
“Còn TPCN thì sao? Đây là sản phẩm hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại của bệnh tật.” PGS.TS Trần Đáng cho biết. Như vậy, TPCN có thể giải quyết được 2 yêu cầu cơ bản là nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ, tác hại của bệnh tật. Thay vì sử dụng các nguyên liệu thô, TPCN được sản xuất từ các chất/hoạt chất được chiết xuất từ thảo dược, bổ sung thêm các thành phần có lợi dựa trên các nghiên cứu và bằng chứng khoa học có tác dụng với sức khỏe con người. Bởi vì được sản xuất từ các chất/hoạt chất nên dùng với số lượng ít (chỉ một vài viên trong ngày), có sản phẩm dành cho đại đa số người dùng, cũng có sản phẩm định hướng cho các đối tượng đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người bệnh…
“Tôi cho rằng, không nên so sánh vai trò của bữa ăn hàng ngày với TPCN. Mỗi loại có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng chúng lại có thể bổ trợ cho nhau, có tác dụng hiệp đồng trong việc nâng cao thể trạng, sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật cho con người. TPCN đã được chứng minh có nhiều công dụng tối ưu cho sức khỏe con người nhưng TPCN không yêu cầu tất cả mọi người phải sử dụng hay sử dụng hàng ngày. Dùng TPCN cần dùng đúng, dùng đủ. Đúng là đúng bệnh, đúng nhu cầu, đúng sản phẩm, đúng hướng dẫn. Đủ là phải đủ liều lượng, đủ thời gian, tránh lạm dụng. Thực phẩm cũng vậy, có dùng đúng, dùng đủ thì mới có thể đem lại năng lượng và sức khỏe cho con người.” PGS.TS Trần Đáng nhấn mạnh.
Bình luận của bạn