- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Tình trạng trẻ bị thừa cân, béo phì đang tăng nhanh trên toàn cầu
Podcast: Cha mẹ nên làm gì khi trẻ béo phì có gai đen ở cổ?
Trẻ vừa ăn vừa xem tivi có thể tăng nguy cơ thừa cân, béo phì
Lý do khiến béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì
Cách xác định trẻ béo phì
Béo phì được định nghĩa là tính trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hiện trên toàn thế giới có khoảng 160 triệu người trẻ mắc béo phì. Còn theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc năm 2021, nếu không có bất kỳ hành động can thiệp nào, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì.
Chỉ số sức khỏe được dùng để đánh giá mức độ béo phì của trẻ là chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa trên cân nặng và chiều cao của trẻ. Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng bảng tra riêng với trẻ em, bởi ở giai đoạn đang phát triển, không có một chỉ số BMI cố định làm ranh giới chẩn đoán béo phì.
Cha mẹ thấy con có dấu hiệu tăng cân quá nhanh hàng tháng; Trẻ có khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách… nên đưa con đi khám tại cơ sở chuyên khoa Nhi để được tư vấn.
Béo phì là một bệnh lý phức tạp, kết hợp nhiều yếu tố từ di truyền, dinh dưỡng, mức độ vận động tới điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình.
Gánh nặng sức khỏe ở trẻ béo phì
Cân nặng dư thừa, đặc biệt khi do tích tụ nhiều mỡ, có thể gây hại cho sức khỏe tim, khiến tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, mỡ máu cao.
Nghiên cứu năm 2023 phát hiện ra rằng, trẻ có BMI cao đối mặt với nguy cơ mắc bệnh Tim mạch cao hơn 40% khi đến tuổi trưởng thành. Ở trẻ có cùng lúc nhiều yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng huyết áp và mỡ máu, tỷ lệ nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao gấp 9 lần.
Đái tháo đường
Theo BS. Lina Ahlkaled – chuyên gia về bệnh béo phì ở trẻ em, Hệ thống y khoa Cleveland (Mỹ), tỷ lệ ca mắc đái tháo đường ở trẻ em tăng song song với tỷ lệ béo phì.
Nhờ sự điều hòa của insulin, cơ thể phân giải thức ăn thành các dạng đường đơn glucose để cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Người béo phì dễ bị kháng insulin, làm giảm hiệu quả của hormone này dẫn tới tình trạng tăng đường huyết, sau cùng là đái tháo đường.
Nguy cơ ung thư
Mắc béo phì từ tuổi nhỏ tạo ra môi trường viêm trong cơ thể, ức chế khả năng phòng ngừa ung thư tự thân của cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có chỉ số BMI cao đối mặt với nguy cơ ung thư vú, trực tràng, u lympho Hodgkin và ung thư máu cao hơn.
Sức khỏe tinh thần
Trẻ béo phì không chỉ gây áp lực về thể chất mà còn tạo ra tác động nặng nề với tinh thần của trẻ. Nguy cơ trầm cảm ở trẻ mắc béo phì cao hơn 32% so với trẻ có cân nặng khỏe mạnh. Hệ lụy này còn kéo dài tới tuổi trưởng thành. Thừa cân khiến trẻ bị tự ti, dễ mắc chứng rối loạn ăn uống và hội chứng sợ xã hội.
Tăng nguy cơ béo phì khi trưởng thành
Nghiên cứu cho thấy có tới 55% trẻ béo phì tiếp tục tăng cân nặng ở tuổi vị thành niên. 80% số trẻ vị thành niên mắc béo phì sẽ tiếp tục béo phì cho đến tuổi trưởng thành.
BS. Alkhaled nhấn mạnh, cải thiện cân nặng càng sớm giúp giảm các biến chứng nguy hiểm trong tương lai. Trẻ trở lại mức cân nặng lành mạnh trước tuổi trưởng thành vẫn có sức khỏe tốt không kém những em chưa từng thừa cân.
5 biện pháp giúp phòng ngừa béo phì ở trẻ em
BS Alkhaled gợi ý những thay đổi lành mạnh về lối sống giúp trẻ có cân nặng khỏe mạnh hơn:
Ăn uống khoa học: Bữa cơm gia đình nên có nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thức ăn chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ. Cha mẹ hạn chế cho trẻ dùng nước ngọt, nên thay bằng sữa ít béo.
Tích cực vận động: Trẻ có thói quen chạy nhảy, vận động thường xuyên có tỷ lệ mỡ cơ thể ít hơn trẻ hay ngồi một chỗ. Theo khuyến cáo, trẻ từ 6-17 tuổi cần tối thiểu 1 giờ mỗi ngày cho hoạt động thể chất.
Ngủ đủ giấc: Trẻ thiếu ngủ cũng dễ tăng cân hơn. Cha mẹ nên giúp con cân bằng lịch học tập – nghỉ ngơi để đảm bảo số giờ ngủ mỗi đêm. Trẻ từ 6-12 tuổi cần ngủ 9-12 tiếng/ngày, trẻ lớn hơn cũng cần tối thiểu 8 tiếng.
Hạn chế thời gian giải trí trước thiết bị màn hình: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ cắt giảm thời gian xem TV, chơi game trên máy tính, điện thoại. Dùng thời gian này để học tập, vận động hoặc ngủ đủ giấc.
Gia đình cần làm gương cho trẻ: Trẻ dễ dàng thực hiện thói quen lành mạnh hơn khi các thành viên khác trong gia đình động viên và làm gương cho trẻ.
Nếu các biện pháp can thiệp về lối sống không mang lại kết quả tích cực, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ của con để tìm ra các lựa chọn khác. Các bậc phụ huynh cũng nên cởi mở nói chuyện với con về vấn đề béo phì dựa trên góc độ sức khỏe chứ không chỉ có số cân nặng; Tránh dùng ngôn ngữ mang tính chê bai, giễu cợt, đổ lỗi cho trẻ.
Bình luận của bạn