TPCN là "món mồi" ngon của tội phạm hàng giả

TPCN đang là nhóm hàng ưa thích của các đối lượng làm giả

"Mạnh tay" với dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN giả trên thị trường

TPCN giả, kém chất lượng tràn về các tỉnh

Bát nháo thị trường TPCN giảm cân

Bất ngờ với TPCN giảm cân và đái tháo đường hiệu quả từ Mexico

TPCN đang là nhóm hàng bị làm giả cao

Cụ thể, sau 3 tháng thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 4.600 sản phẩm TPCN giả, gần 1 tấn TPCN, hơn 56.000 hộp/gói/lọ và gần 1.400 viên TPCN các loại. TPCN đang là nhóm sản phẩm chiếm tỷ lệ vi phạm cao. Các đối tượng thường xuyên thay đổi địa điểm sản xuất, gia công từ các khu đô thị mới, nơi hẻo lánh, các khu trọ, vùng ven thành phố hoặc vùng giáp ranh giữa các tỉnh để tổ chức sản xuất nên việc quản lý, thẩm tra để kiểm tra, kiểm soát là rất khó khăn.

Lực lượng chức năng liên tục phát hiện các vụ làm giả TPCN

Ngoài TPCN, các mặt hàng như dược phẩm, mỹ phẩm (DP, MP) cũng bị các đối tượng làm giả rất nhiều. Sau 3 tháng thực hiện cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là DP, MP, TPCN, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã phát hiện, xử lý 3.619 vụ việc vi phạm liên quan đến 3 mặt hàng trên, khởi tố 4 vụ án hình sự với 5 đối tượng.

Mới đây nhất, Phòng PC 46 - Công an TP.HCM đã bắt quả tang đối tượng Dương Minh Tiến sử dụng xe máy vận chuyển 1 thùng carton hàng hóa. Qua kiểm tra trong thùng carton chứa 144 lọ thủy tinh màu nâu có chứa các viên con nhộng không nhãn mác. Tiếp tục tiến hành khám xét nhà trọ của đối tượng, cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn các lọ thủy tinh hiệu Lic, Alipas và nhiều bao bì, vỏ hộp, tem nhãn và thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu, máy móc, bao bì dùng để sản xuất TPCN giả.

Theo ông Nguyễn Trọng Tín - Cục phó cục Quản lý thị trường, sở dĩ mặt hàng này đang được các đối tượng "chuộng" để làm giả là do lợi nhuận mà TPCN mang lại rất cao nên các đối tượng không từ một thủ đoạn nào. Và bản thân người tiêu dùng còn sính hàng ngoại nên dễ bị các đối tượng lợi dụng và sử dụng phải hàng giả. Bên cạnh đó, TPCN lại là mặt hàng không thuộc nhóm hàng kinh doanh có điều kiện phải cấp phép nên việc quản lý cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Qua công tác kiểm tra của cơ quan chức năng, ngoài hoạt động làm giả, các sai phạm chủ yếu khác đối với mặt hàng TPCN như quảng cáo không đúng sự thật về tác dụng, công dụng chữa bệnh; Chỉ tiêu chất lượng thấp hơn so với công bố; Giá nhập khẩu và giá thực tế chênh lệch cao.

Do vậy, người dân không nên sử dụng TPCN có nguồn gốc trôi nổi, không xuất xứ trên thị trường. Người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, đồng thời tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các loại sản phẩm này.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng