Nên cân nhắc kỹ trước khi tiêu thụ nước thô
Nước thô - xu hướng đồ uống siêu hot dưới góc nhìn chuyên gia
Nước hydrogen là gì và tác dụng như thế nào?
Uống nước lạnh sau sinh có ảnh hưởng gì?
Tiếp nước giữ nước cho cơ thể bằng những cách nào?
Dưới đây là một số thông tin về nước thô/raw water mà bạn nên biết thêm trước khi quyết định có nên uống nước thô hay không?
Nước thô giá bao nhiêu?
Mặc dù chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào đơn vị cung cấp nước thô, ở Mỹ, giá nước thô thường bắt đầu khoảng 6USD mỗi gallon (gần 140.000 đồng cho hơn 3,8 lít) và đang có xu hướng tăng lên. Mức giá này là khá cao và có thể ảnh hưởng không nhỏ tới tài chính của bạn. Theo khuyến cáo của hầu hết các chuyên gia sức khỏe, mỗi ngày, người trưởng thành nên tiêu thụ trên dưới 2 lít nước. Nếu giá nước thô không giảm và bạn vẫn kiên trì bám trụ xu hướng này, bạn sẽ tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ.
Các loại nước uống an toàn hơn cho nước thô
Nước lọc, nước kiềm hoặc nước đun sôi để nguội có thể là sự lựa chọn an toàn và giá rẻ hơn nước thô.
Nước thô là nước hoàn toàn tự nhiên, chưa qua lọc hay chế biến
Nước lọc là nước được đi qua bộ lọc nhằm loại bỏ bất kỳ tạp chất nào từ nước nguồn và có thể giúp cải thiện hương vị. Có một số phương pháp khác nhau được sử dụng để lọc nước, bao gồm bộ lọc thẩm thấu ngược, bộ lọc hồng ngoại, bộ lọc than hoạt tính...
Nước kiềm có giá cao hơn nước lọc, nhưng vẫn được coi là phải chăng hơn nước thô. Nước kiềm được sản xuất thông qua một quá trình gọi là điện phân, tách nước thành hydro và oxy để tăng độ pH của sản phẩm cuối cùng. Mặc dù lợi ích của nước kiềm hiện vẫn đang gây tranh cãi, nhưng nó chắc chắn là một lựa chọn an toàn hơn nước thô.
Nhiều người thắc mắc rằng uống nước máy có an toàn không? Trên thực tế, ở hầu hết các khu vực của Mỹ, nước máy thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nước máy có thể chứa nhiều fluoride hơn nước lọc hoặc nước đóng chai cũng như một số hóa chất và hợp chất có thể gây nguy hiểm với số lượng lớn. Tốt nhất, nếu bạn sử dụng nước máy, hãy lắp đặt bộ lọc nước để loại bỏ kim loại nặng hoặc hóa chất độc hại.
Phòng ngừa
Do khả năng có thị bị ô nhiễm, phần lớn các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng tiêu thụ nước thô không an toàn. Thay vào đó, nên uống nước lọc.
Ngoài ra, mặc dù uống đủ nước và giữ nước là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe, hãy nhớ rằng không nên uống quá nhiều nước. Dù hiếm gặp, nhưng bạn vẫn phải đề phòng ngộ độc nước/nhiễm độc nước (Water intoxication) - một dạng hạ natri máu (Hyponatremia) nặng. Ngộ độc nước được đánh giá là tình trạng khẩn cấp nguy hiểm đến tính mạng, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Một số triệu chứng ngộ độc nước có thể bao gồm: Nhức đầu, nhầm lẫn và mất phương hướng, buồn nôn và nôn, thậm chí co giật.
Uống bao nhiêu nước là quá nhiều?
Uống quá nhiều nước có thể gây ngộ độc nước
Khi có thận khỏe mạnh, bạn sẽ có thể thải ra khoảng 800ml đến 1 lít dịch lỏng mỗi giờ, tương đương khoảng 3,3 - 4,2 cốc nước mỗi giờ (hoặc khoảng 0,84 - 1,04 lít/giờ).
Uống nhiều hơn lượng này sẽ gây ra sự mất cân bằng điện giải và có thể có một số triệu chứng ban đầu liên quan đến hạ natri máu. Việc ngộ độc nước sẽ xảy ra khi bạn uống một lượng lớn nước trong một thời gian ngắn (khoảng 1 - 2 giờ).
Chính vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể để biết được cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Mỗi người có nhu cầu uống nước khác nhau, tùy thuộc vào tuổi tác, mức độ hoạt động, thể trạng, sự thay đổi thời tiết... Nhiều nghiên cứu cho rằng, nữ giới trên 23 tuổi cần tối thiểu 1,6 lít nước trong khi nam giới trên 30 tuổi nên tiêu thụ 2,3 lít nước mỗi ngày. Nên uống từng ngụm nhỏ, uống từ từ và phân chia đều trong ngày.
Bảo quản nước thế nào?
Hầu hết các loại nước đề có thể hạn sử dụng là vô thời hạn, nhưng bảo quản hợp vệ sinh và đúng cách là “chìa khóa” để đảm bảo an toàn lâu dài. Đồ đựng nước bằng thủy tinh hoặc thép là tốt nhất. Không nên bảo quản nước trong đồ đựng bằng chất liệu nhựa.
Bình luận của bạn