Jonathan Alder - Nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Brigham Young (Mỹ)
Sống không lão suy: Chỉ là hão huyền!
Tiên đoán cái chết bằng đồng hồ ADN
Giải mã ADN lâu đời nhất của loài người
Người giàu khỏe mạnh và sống lâu hơn người nghèo?
Hồi đầu năm, các nhà nghiên cứu của Đại học Scotland hợp tác với những chuyên gia ở Úc và Mỹ đã tạo ra một loại đồng hồ sinh học có thể tiên đoán cái chết dựa trên những thay đổi của ADN. Không lâu sau đó, Jonathan Alder - Nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học Brigham Young cũng đã công bố công trình của mình, củng cố thêm những lý luận của các nhà nghiên cứu trên.
Jonathan Alder đã nghiên cứu telomere trong nhiều năm và đã phát hiện ra rằng nó có khả năng dự đoán tuổi thọ của một người.
Để hiểu ý nghĩa của khám phá này cần phải làm quen với khái niệm telomere. Cơ thể con người có 23 cặp nhiễm sắc thể. Mỗi nhiễm sắc thể là một chuỗi ADN rất dài. ADN được cấu thành từ bốn mẫu tự A, C, G, T. Telomere là một mảng ADN ở phần cuối của một nhiễm sắc thể. Do đó, người ta hay ví von telomere là một cái mũ của nhiễm sắc thể. Vì là cái mũ nên nó đóng vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể tránh khỏi tổn hại.
Jonathan Alder chỉ ra rằng, các telomere càng đoản thì tuổi thọ càng ngắn: "Đó đúng là một chiếc đồng hồ sinh học, chứ không phải là đồng hồ chỉ thời gian".
Một thời gian dài nhiều người nghĩ rằng telomere là cố định, bất động. Thế nhưng qua nghiên cứu ở nhiều sinh vật, telomere liên tiếp thay đổi, chúng có thể dài ra hay rút ngắn lại theo chu kỳ. Hầu hết khi mọi người được sinh ra, các telomere của họ còn rất dài. Khi họ già đi, các telomere dần dần rút ngắn. Có một số đột biến di truyền cũng có thể làm telomere ngắn lại. Telomere ngắn cũng đã cho biết nguy cơ cao mắc các bệnh thoái hóa tủy xương, bệnh gan, da liễu hoặc phổi.
Jonathan Alder đã khám phá một enzyme có tên telomerase. Telomerase hoạt động trên telomere, có thể góp phần vào sự phát sinh ung thư ở con người. Chính vì khám phá này mà giới khoa học nghĩ rằng có thể bào chế thuốc ức chế enzyme telomerase để phòng chống ung thư. Nếu không có telomerase, độ dài của telomere sẽ ngắn lại sau mỗi lần tế bào phân chia. Khi telomere ngắn đến một độ nào đó, tế bào sẽ không phân chia nữa và chết đi. Do đó, telomerase đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lão hóa của con người. Khám phá này còn có ý nghĩa lớn hơn là có thể thay đổi độ dài của telomere để kéo dài tuổi thọ con người.
Hiện nay, một nhóm nghiên cứu bao gồm Jonathan Alder và GS. Mary Armanios (Viện Đại học Johns Hopkins) đã tìm ra mối liên kết giữa telomere và bệnh phổi: "Những người mắc bệnh phổi có telomere ngắn hơn người bình thường". Vì vậy, những người hút thuốc lá có nguy cơ đoản thọ hơn những người sống lành mạnh.
Nhóm của Alder cũng đang nghiên cứu các đột biến gene gây ra hiện tượng telomere ngắn một cách không tự nhiên ở con người. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, một tỷ lệ nhỏ những người tiến triển tràn khí phổi nặng có mang các đột biến tại một trong những gene chịu trách nhiệm duy trì telomere. Bởi vì đột biến tại gene telomere được biết đến như tác nhân gây xơ hóa phổi, phát hiện này đã chỉ ra mối liên hệ giữa hai căn bệnh mà trước đây được cho là không liên quan. Những đột biến này cũng có khả năng di truyền cho các thế hệ sau.
Các dữ liệu trên đặt ra câu hỏi: Liệu có thể kéo dài telomere để tăng tuổi thọ cho con người? Tuy nhiên, cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra cách kéo dài telomere, nhưng giới khoa học hy vọng sẽ phát triển loại thuốc để kìm hãm sự rút ngắn của telomere theo độ tuổi và qua đó kéo dài tuổi thọ cho con người.
Bình luận của bạn