Cứ năm người trung niên thì có một người đột biến máu trắng

Trong quá trình phân bào, ADN dễ bị đột biến

Nhiều tiến bộ trong điều trị máu trắng dòng tủy

Bệnh máu trắng tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều

Mẹ uống nhiều cà phê, con dễ bị máu trắng?

Chú ý với 8 dấu hiệu của bệnh máu trắng

Những mẫu trang trí đồ ăn ngộ nghĩnh cho bé yêu

Bệnh máu trắng là từ sự tích tụ dần dần của các đột biến ADN trong các tế bào gốc máu, một quá trình ung thư có thể kéo dài hàng chục năm.

TS. George Vassiliou - Viện Sanger và Bệnh viện Đại học Cambridge tuyên bố: "Những đột biến là vô hại với đa số mọi người nhưng một số người không may mắn có thể dần dần mắc bệnh ung thư máu và chúng tôi đang tìm hiểu quá trình này".

Bệnh máu trắng là một ung thư của mô tạo máu như tuỷ xương và hệ thống bạch huyết. Thông thường, nó bắt đầu từ các tế bào bạch cầu tạo ra một lượng lớn bạch cầu bất thường lưu thông trong máu.

Bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, dễ bị nhiễm trùng và bầm tím. Các bệnh ung thư máu thường gặp ở trẻ em, nhưng các dạng còn lại hay gặp ở người lớn.

Trong cuộc đời của mỗi người, các phản ứng hoá học trong tế bào kích hoạt gene của con người hoặc vô hiệu hoá chúng. Thời điểm các tế bào phân chia là lúc đột biến di truyền có thể xảy ra. Các nhà khoa học đã tiến hành giải mã trình tự ADN của 4.219 người với độ tuổi từ 18 - 98 và không bị ung thư máu.

Trong 15 đột biến ADN của máu và các tỷ lệ phát triển bệnh, họ đã đưa ra được kết luận: "Càng già, lượng ADN đột biến trong máu càng tăng lên".

Chỉ có 20% những người từ 50 - 60 tuổi có đột biến ADN giống bệnh ung thư máu trong khi con số này ở những người trên 90 tuổi là 70%.

"Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến bệnh máu trắng", TS. Thomas, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, "nhưng không phải ai cũng có thể mắc được căn bệnh này". 

Tiểu Bắc H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học