Hải sâm được xem là món cao lương mỹ vị ở Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia
Món ăn dưỡng nhan sắc từ hải sâm
Curcumin đẩy lùi tác hại của xạ trị ung thư
Đột phá mới nâng cao hiệu quả xạ trị ung thư
Cảnh giác với ung thư vú ở nam giới
Ty M. Bollinger – tác giả của cuốn sách “Cancer: Step Outside the Box”, cho biết: “Hải sâm có tác dụng chống virus, vi khuẩn, từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh răng miệng. Chúng cũng có thể được sử dụng để làm giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư”.
Đặc biệt, hải sâm có tác dụng điều hòa miễn dịch, gây độc và giết chết các tế bào ung thư. Năm 2010, các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phát hiện ba hợp chất có cấu trúc mới trong hải sâm trắng có tác dụng ức chế các dòng tế bào ung thư. Ba hợp chất mới được đặt tên là holothurin A3, A4 và holothurin B, có hoạt tính gây độc tế bào trên ba dòng tế bào ung thư người là ung thư gan, ung thư biểu mô và ung thư màng tử cung.
Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều chondroitin sulfate – thành phần phổ biến trong các loại thuốc điều trị đau khớp và viêm khớp.
Mặc dù hải sâm đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu, ngành y học hiện đại mới chỉ bắt đầu nghiên cứu về công dụng điều trị ung thư của loài động vật này cách đây 15 năm. Sở dĩ có sự “lãng phí” như vậy là bởi vì trước đó không có nhiều bác sỹ phương Tây biết đến loài hải sâm.
“Các bác sỹ ung thư rất ít khi nói với bệnh nhân của họ về công dụng của hải sâm, các phương pháp điều trị ung thư phổ biến vẫn là hóa trị và xạ trị. Cho tới tận bây giờ, theo tôi biết thì có rất ít trường y dạy sinh viên về công dụng của loài hải sâm”, Bollinger nói.
Hải sâm là loài động vật có thân hình dài, có lông, xương nằm ngay dưới da, chuyên ăn xác chết và dọn dẹp đại dương. Hải sâm được xem là món cao lương mỹ vị ở Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Người ta thường mua hải sâm khô và nấu cho mềm dưới dạng món súp, hầm hoặc om. Trong ẩm thực Nhật Bản, món Konotawa được nấu bằng hải sâm thành cao, ướp muối và để khô để ăn dần. Ngoài ra, có thể sấy khô hải sâm, làm thành dạng bột và đóng gói thành viên.
Ở Việt Nam, có bốn loài hải sâm được phát hiện phổ biến là hải sâm đen, hải sâm trắng, hải sâm vú và hải sâm mít. Hải sâm được gây nuôi dễ dàng, cho năng suất cao tại một số địa phương như Cam Ranh, Nha Trang.
Bình luận của bạn