Lá trầu không có rất nhiều công dụng chữa bệnh
7 công dụng chữa bệnh của trầu không
Hướng dẫn cách chăm sóc da cho người bị vảy nến thể mủ
Người bị bệnh gout nên tránh xa những loại thực phẩm này
Cộng nghiệp Trung Hoa
Cây trầu không là loại cây dây leo, ưa ẩm, có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Trong loại lá cây này còn có nhiều thành phần hóa học khác như: chất béo, protein, carbonhydrat, chất vô cơ, chất xơ, phốt pho, canxi, vitamin B… Đặc biệt, người ta tìm thấy thành phần quan trọng nhất trong lá trầu đó là tinh dầu và đường. Vitamin nhóm B trong trầu không chủ yếu là acid nicotinic. Đồng thời, trong lá trầu cũng có acid ascorbic và caroten, piperbetol, methylpiperol, piperol A và piperol B.
Chính vì thế, lá trầu không còn có nhiều tác dụng chữa một số loại bệnh mà không phải ai cũng biết.
Cải thiện các triệu chứng bệnh gout
Trong lá trầu không có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm nhóm hoạt chất tiêu biểu như Eugenol, Chavicol, Chavibetol... Các chất này có tác dụng chống viêm khớp, phục hồi khớp bị hư tổn, cải thiện rối loạn chuyển hóa đồng thời giúp đào thải chất độc khỏi cơ thẻ. Nhó đó là trầu không giúp loại acid uric (tác nhân gây bệnh gout) một cách hiệu quả. Khi lượng acid uric giảm, bệnh gout sẽ được kiểm soát và bệnh nhân sẽ ít bị tái phát hơn.
Lá trầu không ngâm nước dừa giúp làm thuyên giảm bệnh gout
Có thể dùng vài lá trầu không, thái nhỏ rồi ngâm cùng nước của 1 trái dừa khoảng 30 phút. Uống nước này vào buổi sáng, để nước có thời gian ngấm vào người, đi tiểu xong mới được ăn sáng. Sau 7 ngày, người bị bệnh gout sẽ thấy tác dụng rất rõ ràng.
Làm liền các vết thương
Lá trầu không cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa nên có tác dụng làm liền vết thương nhanh hơn như các vết rách, sứt sẹo hay các vết mổ. trong trường hợp này, lá không dùng để ăn mà ép lấy nước rồi bôi lên vết thương hoặc rửa vết thương. Cũng có thể giã nát lá trầu rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Vùng da nơi đó sẽ lành rất nhanh chỉ sau khoảng 1-2 ngày.
Trị nấm ngứa
Tình trạng nhiễm nấm, ngứa, hắc lào thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giã nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.
Chữa đau khớp, bong gân, sai khớp
Rửa sạch lá trầu không, cúc tần, lá sả non, củ nghệ già, giã nhỏ các nguyên liệu trên rồi đắp lên vết thương. Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần. Nước lá trầu không có chứa nhiều chất polyphenol và chavicol - một loại chất chống viêm tốt. Loại nước lá trầu này sẽ giúp giảm viêm khớp và các vấn đề liên quan tới khớp xương.
Trị tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu
Nước là trầu không giúp trị các bệnh về tiêu hóa
Lá trầu không có đầy đủ các đặc tính tốt bảo vệ dạ dày, điều hòa hệ tiêu hóa. Ăn lá trầu không sẽ khiến cho cơ thể bạn hấp thu tốt hơn các khoáng chất và dinh dưỡng. Nước lá trầu giúp điều trị chứng khó tiêu. Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi đun với 1 ít nước, lấy nước lá trầu không uống hàng ngày.
Lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi đắp lên bụng, thoa đều. Thực hiện liên tục mỗi ngày sẽ giúp làm giảm chứng khó tiêu.
Chống hôi miệng, sâu răng
Lá trầu có tác dụng kháng khuẩn tiềm tàng, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu chứng minh rằng, nhai lá trầu làm tăng khả năng tiết nước bọt. Nước bọt này làm giảm sự phát triển của vi khuẩn đường miệng bằng cách khôi phục lại mức độ pH. Lấy 1-2 lá rửa sạch và nhai nuốt nước bỏ bã sẽ nhanh chóng thấy công dụng. Nước lá trầu không còn giúp chống sâu răng.
Chữa bệnh trĩ, bệnh phụ khoa
Nhờ có đặc tính kháng nâm, kháng sinh, diệt khuẩn mà lá trầu không được sử dụng nhiều để điều trị viêm loét, sưng, nhiễm khuẩn, giúp chữa lành vết thương, cầm máu, se bút trĩ.... Bên cạnh đó, các bệnh phụ nữ như viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng quanh tử cung, vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm vùng kín cũng có thể dùng nước lá trầu không để xử lý bằng cách đui sôi với nước và ngâm rửa.
Trị đau họng
Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu là nguồn dược liệu giúp bạn có thể điều trị vấn đề liên quan tới cảm lạnh và đau họng. Lấy 1 – 2 lá trầu không ngâm nước muối thật sạch, để ráo rồi cho vào miệng nhai nát, nuốt nước và bỏ bã. Hoặc lấy 7-8 lá rửa sạch đun sôi với nước và uống nước lá mỗi ngày sẽ giúp giảm viên họng. Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu không khiến nó có tác dụng điều trị cảm lạnh và những rối loạn liên quan.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu:
- Với những bài thuốc xông hơi, ngâm rửa, đắp thì cần vệ sinh khu vực điều trị sạch sẽ.
- Đảm bảo lá trầu luôn được rửa sạch, ngâm nước muối, đặc biệt là với các bài thuốc uống, đắp.
- Nên hỏi ý kiến bác sỹ điều trị các bệnh mạn tính (nếu có) trước khi áp dụng các bài thuốc với lá trầu không.
Bình luận của bạn