Đập Tam Hiệp phải liên tục xả lũ để giảm lụt cho các tỉnh (Đập Tam Hiệp xả lũ ngày 27.7.2020. Ảnh: China Daily)
Người bị bướu cổ nên ăn gì?
Bị thoái hóa cột sống cổ gây đau đầu phải làm sao?
Dầu ngô có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?
Các bài tập thể dục tốt cho người bị run tay chân
Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ toàn cầu nóng lên là do sự phát triển công nghiệp bằng mọi giá và khí thải nhà kính do lạm dụng điều hòa, khí đốt tại tất cả các thành phố lớn, nhỏ trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nước gây ô nhiễm lớn nhất.
Việc mưa, bão kéo dài hơn 2 tháng qua tại 27/31 tỉnh, thành, khu tự trị ở Trung Quốc sẽ khiến các bờ đê lâu năm bằng đất bị ngấm nước và dễ dàng bị lở, vỡ nếu lũ xảy ra ở các đoạn có độ dốc tương đối.
Mặt khác, việc tích nước khổng lồ tại hàng ngàn hồ chứa nước và con đập, đặc biệt là đập Tam Hiệp, sẽ gây áp lức lớn lên lòng hồ, lòng đập, có thể làm sập các dòng sông ngầm sâu dưới nó hoặc các vết nứt của các dãy đá ngầm và gây động đất, sụt lún lòng hồ, lòng đập.
Theo Nhân Dân ngày 16/7/2020, sau đây là con số thống kê phạm vi và thiệt hại do cơn bão Trường Giang, cơn bão số 1 năm 2020, đang hoành hành tại miền nam Trung Quốc từ tháng 6 trở lại đây, gây ra:
Nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc chìm trong nước lũ
433 dòng sông ở Trung Quốc có mực nước vượt cảnh báo; trong đó, 109 dòng vượt ngưỡng kiểm soát, 33 sông có mực nước dâng lịch sử. 27 tỉnh và địa phương có tổng số 37,89 triệu người dân bị lũ lụt ảnh hưởng, 141 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 82,23 tỷ USD. Nhưng những thiệt hại trong dân thì không thể tính toán trong và sau lũ,ngập lụt lâu ngày. Nào nhà cửa, đồ đạc hư hỏng, rồi động thực vật nuôi bị trôi và đói chết, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,v.v.
Brandon Meng, một kỹ sư thủy lực tại thành phố Thâm Quyến cho biết, hầu hết các hồ chứa nhỏ tại Trung Quốc được xây dựng từ những năm 60, 70, vì thế, một khi gặp thời tiết khắc nghiệt, hồ nước rất dễ gặp nguy hiểm.
Việc Bắc Kinh ngang nhiên xây đảo nhân tạo hoành tráng tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng gây nhân quả không tốt cho Trung Quốc. Họ xây đảo nhân tạo chặn đường bão vào Việt Nam thì tâm bão mới chuyển hướng sang Trung Quốc, Việt Nam chỉ còn bị ảnh hưởng nhẹ. Ngẫm xem 5-7 năm nay có đúng thế không?
Đến giữa tháng 8 này, bão chồng bão càng làm cho tình hình ngập lụt tệ hại hơn; tổn thất về người và của là không thể đong đếm. Tính đến 8/8/2020, Trung Quốc đã có 75 ngày mưa trên toàn quốc và 4 cơn bão. Sau cơn bão số 3, Hagupit, đổ vào tỉnh Triết Giang, là cơn bão số 4 Mekkala sẽ tràn vào một số tỉnh, trong đó gồm cả Bắc Kinh. Theo dự báo thời tiết, mùa mưa bão còn kéo dài từ tháng 8 đến 10.
Dù đang trong khủng hoảng do đại dịch Covid19, Trung Quốc lại tranh thủ tập trận và gây hấn ở biển Hoa Đông và Biển Đông, không tập trung ứng phó lũ lụt kéo dài ở trong nước, khiến dân đại lục khốn khổ tram bề.
Phải chăng đó là nhân quả nhãn tiền?
Vậy mới có thơ rằng:
Cộng nghiệp Trung Hoa chẳng phải oan
Thiên tại, dịch họa cứ lan tràn
Mưa tuôn dằng dặc cũng chưa ngớt
Lũ quét dập dồn vẫn chửa tan
Bão nổi liên miên kèm núi lở
Xe chìm chồng chất với nhà tan
Phải chăng Trời đất lên cơn giận
Báo ứng nhãn tiền mới khổ dân?
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết
Bình luận của bạn