Cần tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng các chất chống đông máu
Gia vị giúp chống đông máu, ngăn ngừa đau tim và đột quỵ
So sánh hai loại thuốc chống đông máu cho người bệnh rối loạn nhịp tim
Thuốc chống đông máu giúp bảo vệ trí não cho người bệnh rung nhĩ
Ăn tỏi và hành bổ máu, nhưng phải nấu thế nào?
Dưới đây là một số dưỡng chất và thực phẩm chức năng giúp chống đông máu hiệu quả:
1. Vitamin E
Vitamin E làm giảm đông máu theo một vài cách khác nhau. Những tác động này phụ thuộc vào lượng vitamin E mà bạn tiêu thụ.
Tuy chưa rõ cần bao nhiêu vitamin E để làm loãng máu, nhưng có khả năng mọi người sẽ cần phải tiêu thụ hơn 400IU mỗi ngày. Dùng liều cao vitamin E (trên 1.500IU mỗi ngày) trong thời gian dài, có thể gây ra tác động tiêu cực.
Những người đang dùng thuốc chống đông máu nên tránh dùng liều lượng lớn vitamin E
Để tránh nguy cơ quá liều vitamin E, bạn nên tiêu thụ các thực phẩm tự nhiên giàu vitamin này, bao gồm: Hạnh nhân, dầu cây rum, dầu hướng dương, hạt hướng dương, dầu mầm lúa mì và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
2. Ginkgo biloba
Ginkgo biloba (bạch quả) được cả Đông y và Tây y sử dụng để điều trị rối loạn máu, các vấn đề về trí nhớ và năng lượng thấp. Gingko biloba làm loãng máu và có tác dụng phân hủy fibrin. Điều này có nghĩa là nó có thể hòa tan cục máu đông.
Một nghiên cứu báo cáo rằng chiết xuất gingko biloba có tác dụng tương tự như Streptokinase - một loại thuốc dùng để điều trị cục máu đông. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm và cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xem liệu rằng gingko biloba có tác dụng tương tự đối với cơ thể con người hay không.
Có thể dễ dàng tìm thấy ginkgo biloba trong nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất thực phẩm chức năng lớn từ Tây sang Đông như: Whole Foods, CVS, Walgreens…
Không dùng chung các thực phẩm chức năng chứa gingko biloba với các thuốc chống đông máu (Warparin, Heparin) hay các thuốc ngăn ngừa sự tập kết tiểu cầu (Aspirin, Dipyridamol, Ticlopidin).
3. Chiết xuất hạt nho
Có một số bằng chứng cho thấy rằng chiết xuất hạt nho có thể có lợi ích tiềm năng trong điều trị các vấn đề máu và tim. Nó chứa chất chống oxy hóa có thể bảo vệ các mạch máu và ngăn ngừa tăng huyết áp. Chiết xuất hạt nho cũng có thể hoạt động như một chất chống đông máu tự nhiên.
Vì những tác động này, Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia (Mỹ) khuyến cáo những người bị rối loạn máu, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu và những người sắp phẫu thuật không nên dùng chiết xuất hạt nho.
4. Đương quy
Đương quy còn được gọi là “nhân sâm cho phái nữ”. Nó là một loại thảo dược truyền thống của Đông y có thể làm chống đông máu hiệu quả.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sử dụng đương quy có thể làm tăng đáng kể thời gian cầm máu để đông máu (thời gian prothrombin).
Đương quy chứa coumarin - một tác nhân làm loãng máu mạnh mẽ
5. Cúc feverfew
Cúc feverfew thường được dùng để giảm đau nửa đầu, một số rối loạn tiêu hóa và sốt.
Nó cũng có thể hoạt động như một chất làm loãng máu bằng cách ức chế hoạt động của tiểu cầu và ngăn ngừa đông máu. Cúc feverfew có sẵn ở dạng viên nang hoặc dạng lỏng.
6. Bromelain
Bromelain là một loại enzyme được chiết xuất từ dứa. Nó có thể mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Một số nghiên cứu cho thấy bromelain có thể làm loãng máu, phá vỡ cục máu đông và giảm sự hình thành cục máu đông. Enzyme này cũng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ.
Bình luận của bạn