Khám phá điều kỳ diệu từ siêu nước ép lựu

Nước ép lựu có tác dụng gì, uống bao nhiêu nước ép lựu và tác hại của nước ép lựu?

Yếu sinh lý thì uống nước ép lựu nhé!

Tác dụng chống lão hóa tiềm năng từ quả lựu

Nước súc miệng từ vỏ quả lựu? Hãy thử ngay!

Vỏ quả lựu trị sạch mụn, làm mờ nếp nhăn

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tới từ Đại học California tại Los Angeles, Mỹ đã xếp hạng nước ép lựu đứng đầu trong top 10 loại nước ép lành mạnh. Tìm hiểu ngay nước ép lựu có tác dụng gì trong infographic dưới đây:

Uống nước ép lựu mỗi ngày có tốt không?

Đối với người lớn, chưa có tiêu chuẩn đề nghị nào về liều lượng nước ép quả lựu, tuy nhiên uống 8 - 12 ounces nước ép lựu mỗi ngày (237 - 355ml) là liều lượng an toàn và lành mạnh cho hầu hết mọi người. Chỉ cần luôn luôn chắc chắn rằng bạn đang uống nước ép lựu nguyên chất và không cho thêm đường.

Theo TS. Axe - bác sỹ chuyên khoa y học tự nhiên và dinh dưỡng lâm sàng nổi tiếng, hiện đang công tác tại Đại học Dinh dưỡng Mỹ, hãy tiêu thụ khoảng 1,7 ounces nước ép lựu mỗi ngày (50ml) để hỗ trợ giảm xơ vữa động mạch và 8 ounces mỗi ngày (237ml) để hỗ trợ giảm ung thư tuyến tiền liệt.

Nước ép lựu có thể bảo quản trong tủ lạnh tới 5 ngày. Nếu bạn muốn giữ lâu hơn, hãy cho nước ép lựu vào ngăn đá.

Tác dụng phụ tiềm năng/tác hại của nước ép lựu

Hầu hết mọi người đều không gặp tác dụng phụ tiêu cực khi uống nước ép lựu. Tuy nhiên, đối với những người bị dị ứng với lựu nên tránh xa nước ép lựu.

Nước ép lựu chứa hàm lượng đường trung bình nên những bệnh nhân đái tháo đường cần thận trọng khi sử dụng.

Nếu bạn bị huyết áp thấp, hãy hạn chế uống nước ép lựu. Nên tránh tiêu thụ các sản phẩm từ lựu ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.

Nước lựu cũng có thể tương tác với một số loại thuốc như: Các chất ức chế men chuyển bao gồm Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten), Enalapril (Vasotec), Fosinopril (Monopril), Lisinopril (Zestril) và Ramipril (Altace); Thuốc huyết áp; Thuốc nhóm Statins sử dụng để làm giảm cholesterol, bao gồm Atorvastatin (Lipitor), Fluvastatin (Lescol), Lovastatin (Mevacor), Pravastatin (Pravachol), Rosuvastatin (Crestor) và Simvastatin (Zocor); Chất làm loãng máu (thuốc chống đông) như Warfarin (Coumadin).

Chính vì vậy, khi bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó hoặc đang sử dụng loại thuốc điều trị bệnh bất kỳ, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi tiêu thụ nước ép lựu.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất