Thực phẩm chức năng phát triển nhanh đòi hỏi phải có quy định pháp luật để quản lý
Quy định "không chấm điểm" gây áp lực lớn cho giáo viên
Xin ý kiến Quốc hội sửa quy định hưởng trợ cấp cho người lao động
Bức xúc quy định trẻ 1 tuổi phải mua vé tàu khách
Xe điện 4 bánh sẽ được cấp biển số
Năm 2004
Thông tư số 08/2004/TT-BYT [1] là công cụ quản lý đầu tiên được áp dụng với ngành thực phẩm chức năng tại Việt Nam. Nhằm thống nhất quản lý việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như quyền lợi kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp thực phẩm chức năng.
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc nhưng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Theo đó, lần đầu tiên tại Việt Nam, thực phẩm chức năng được định nghĩa là thực phẩm được dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Thực phẩm chức năng bao gồm:
a) Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng;
b) Thực phẩm bổ sung;
c) Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ;
d) Thực phẩm dinh dưỡng y học.
Thông tư 08 có ghi rõ điều kiện để xác định một sản phẩm thực phẩm chức năng sẽ được quản lý theo các quy định của pháp luật về thực phẩm, phải có công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế trước khi lưu hành trên thị trường. Thông tin, quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Năm 2010
Khái niệm thực phẩm chức năng được đưa vào trong Điều 2.23 Luật An toàn thực phẩm [2] của Quốc hội Việt Nam. Thực phẩm chức năng vẫn được quản lý theo các quy định của pháp luật đối với thực phẩm.
Năm 2012
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, Nghị định 38/2012/NĐ-CP [3] của Chính phủ Việt Nam Quy định chi tiết của một số điều trong Luật An toàn thực phẩm về thực phẩm chức năng đã được ban hành. Nghị định 38 quy định thực phẩm chức năng phải có Công bố hợp quy và Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, quy định về ghi nhãn sản phẩm rõ ràng hơn so với Thông tư 08 Bộ Y tế về thực phẩm chức năng.
Thông tư 09/2012/TT-BYT [4] là tài liệu hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị định 38 của Chính phủ về Công bố hợp quy và Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Trong năm 2012 cũng đánh dấu sự ra đời của Thông tư 26/2012/TT-BYT [5] cùng với Luật Quảng cáo 16/2012/QH13 của Quốc hội [6] là công cụ để các nhà quản lý siết chặt hơn các quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng vốn đang làm náo loạn thị trường.
Năm 2013
Xử phạt các vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm lần đầu được quy định chi tiết tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP [7]. Một số quy định về thực phẩm chức năng như: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng; Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu; Tiếp nhận bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật; Ghi nhãn sản phẩm; Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu
Các quy định về quảng cáo trong năm 2013 cũng được cập nhật trong Nghị định 181/2013/NĐ-CP [8], Nghị định 158/2013/NĐ-CP [9] hướng dẫn thi hành và xử phạt hành chính với các doanh nghiệp, đơn vị sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng.
Năm 2015
Quy định mới nhất và mạnh mẽ nhất trong quản lý thực phẩm chức năng chắc chắn là Thông tư 43/2014/TT-BYT [10] ngày 24/11/2014. Thông tư này quy định các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Thông tư 43 còn yêu cầu về báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng. Trong đó nêu ra các tình huống bắt buộc phải thử nghiệm hiệu quả về công dụng TPCN. Chỉ các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, đạt chất lượng, có hiệu quả, công dụng đúng như công bố mới được cấp Giấy xác nhận công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Đã có những quy định chặt chẽ hơn trong việc công bố và ghi nhãn sản phẩm. Việc xử phạt doanh nghiệp vi phạm sẽ được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng và bị phạt hành chính, thu hồi sản phẩm, thậm chí là rút giấy phép kinh doanh tùy thuộc vào lỗi vi phạm.
Thông tư 43 được cho là công cụ sắc bén của nhà quản lý đối với ngành thực phẩm chức năng, được kỳ vọng sẽ giải quyết được những vấn đề nóng hổi của ngành trong những năm phát triển quá nhanh vừa qua.
[1] http://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-08-2004-TT-BYT-huong-dan-quan-ly-san-pham-thuc-pham-chuc-nang-52383.aspx
[2] http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=25606
[3] http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=158155
[4] http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27761
[5] http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28208
[6] http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27802
[7] http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28821
[8] http://www.moj.gov.vn/vbpq/Pages/View_Propertes.aspx?ItemID=28769
[9] http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-158-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-van-hoa-the-thao-du-lich-quang-cao-213060.aspx
[10] http://trungtamnghiencuuthucpham.vn/thong-tu-so-432014tt-byt-cua-bo-y-te/
Bình luận của bạn