Rắn hổ mang - "Cứu tinh" cho người bệnh khớp?

Rắn hổ mang được biết đến là vị thuốc "danh bất hư truyền" trong chữa trị các bệnh về xương khớp

Cứu sống một bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn

Những băn khoăn quanh việc "sống chung" với bệnh khớp

Tìm hiểu bệnh "khớp đớp vào tim" ở trẻ

Nhìn ngón tay, biết bệnh khớp gối

Rắn hổ mang: Nhiều công dụng

Rắn hổ mang còn được gọi là hổ lửa, hổ phì, con phì, hổ đất, rắn mang kính. Có hai chi rắn khác nhau ở nước ta mang tên hổ mang có tên là chi Naji và chi Agkistrodon.

Rắn hổ mang có cỡ lớn, đầu liền với cổ (còn gọi là hổ đất) không có vảy má, có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích. Khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng rắn có màu nâu thẫm, vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể của một con tới 2m. 

Rắn hổ mang có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng nhiều trong Đông y

Công dụng:  

Rắn cung cấp nhiều bộ phận làm thuốc như: Thịt, xương, xác rắn lột (xà thoái), mật và nọc rắn. Rắn bắt về bỏ hết tạng phủ lấy xương thịt toàn thân phơi hay sấy khô để làm thuốc (hoặc bỏ xương da chỉ lấy thịt). Ngày uống 4 - 12gr dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc rượu.

Thịt rắn được Đông y coi là một vị thuốc bổ có công dụng chữa những bệnh thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật, chữa nhọt độc, bị cảm trợn mắt miệng méo. Tính chất thịt rắn trong sách cổ Đông y là vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc vào kinh can. Có tác dụng khử phong thấp, định kinh giảm, những người huyết hư sinh phong thì không dùng được.

Mật rắn thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ho, đau lưng, nhức đầu khó chữa. Có khi ngâm với rượu để uống. Trong sách cổ ghi mật rắn có độc, dùng với liều thấp.

Thịt, xương, xác rắn lột, nọc và mật rắn đều được dùng để làm thuốc, có thể đem ngâm rượu hoặc dùng dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc

Trong sách cổ ghi xác rắn (xà thoái - lớp da rắn sau khi lột)tính bình, vị ngọt, mặn, không độc vào can kinh. Có tác dụng khứ phong, sát trùng, tan mộng, dùng chữa những chứng kinh nguy hiểm của trẻ em, sát trùng, trị đau cổ họng, lở ghẻ. Ngày dùng từ 6 - 12gr dưới hình thức thuốc sắc hay đốt cháy mà dùng.

Nọc rắn độc: Ở nước ta hầu như chưa khai thác nọc rắn độc làm thuốc. Nọc rắn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, hạ huyết áp trong bệnh tăng huyết áp, nhưng phổ biến nhất có loại thuốc xoa dùng chữa thấp khớp, viêm cơ.

Nọc rắn xử lý hết độc có tác dụng: Chống đông, chống hình thành huyết khối, giảm fibrinogene, độ dính của máu, độ ngưng tập của tiểu cầu.

Chú ý: Dùng thận trọng đối với các trường hợp âm hư huyết táo, huyết hư sinh phong.

Tác dụng chữa bệnh khớp từ rắn hổ mang ở Việt Nam

Rắn hổ mang không có chân nhưng trong các loài vật, nó là loài có đốt sống dài nhất. Nó thậm chí có thể di chuyển trên mọi địa hình, từ dòng nước sâu đến ngọn cây cao. Chính tốc độ di chuyển và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của loài rắn này đã gợi ý các thầy thuốc tới việc có thể sử dụng rắn hổ mang để điều trị hiệu quả các bệnh về xương khớp.

Tại Việt Nam, rắn hổ mang cũng là một trong những vị thuốc “danh bất hư truyền” trị các bệnh về khớp. Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, mật rắn, nọc rắn và thịt rắn đều là những thành phần quý có tác dụng điều trị các bệnh về khớp, xương. Cụ thể, mật rắn có tính mát, vị ngọt và đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm trấn kinh, thường dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. Nọc rắn có tác dụng chỉ thống (giảm đau khớp). Thịt rắn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc và chỉ thống, bổ can thận, mà Y học hiện đại cũng chỉ rõ: Cao rắn hổ mang là nguồn dưỡng chất dồi dào acid amin, là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể tổng hợp các Proteoglycan giúp tăng cường chất dịch giúp giảm đau, bôi trơn, tái tạo và phục hồi sụn khớp bị tổn thương và giải quyết hiệu quả các chứng viêm.

Rắn hổ mang cũng là một trong những vị thuốc “danh bất hư truyền” trị các bệnh về khớp

Trong cuốn Bản Thảo Cương Mục (năm 1590) Lý Thời Trân viết: “Vị thuốc rắn hổ mang thấm sâu vào xương, trục xuất phong (gió) gây bệnh và làm giảm bớt co giật, và các bệnh liên quan đến đau khớp do phong hàn”. Cuốn “Minh họa dược liệu làm thuốc” cũng chỉ rõ: “Rắn hổ mang có tác dụng nhanh hơn đáng kể trong điều trị hội chứng phong thấp so với bất kỳ loài rắn nào khác.”

Tại Việt Nam, theo thống kê dịch tễ, có tới 60% người cao tuổi mắc các bệnh về khớp: Khoảng 50% trong số đó bị ảnh hưởng chức năng nặng nề hoặc giảm tuổi thọ; 10 - 15% bệnh nhân bị tàn phế, thậm chí tử vong do biến chứng vào tim, thận... Những con số này đang ở mức báo động và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Vì sao cao rắn hổ mang tốt cho xương khớp?

Lý giải về công dụng của Bạch hoa xà, theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – Nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam: Hổ mang không có chân nhưng là loài có đốt sống dài nhất, do đó nó có thể di chuyển trên mọi địa hình.

Theo các nhà thực động vật hàng đầu Việt Nam là GS. Đỗ Tất Lợi, PGS. Võ Văn Chi, GS. Trần Công Khánh thì cao rắn có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, là vị thuốc bổ mạnh gân cốt. Cao rắn hổ mang giúp giảm đau do cứng khớp, đau dây thần kinh, trị nhức mỏi tê liệt, bán thân bất toại … từ lâu đã là một vị thuốc quý trong điều trị các chứng bệnh liên quan tới xương khớp.

Cao rắn hổ mang trong Đông y gọi là Bạch hoa xà, từ xa xưa đã là vị thuốc nổi tiếng trị thấp khớp, bổ gân cốt. Theo y học hiện đại, thịt rắn nạc, săn chắc do vận động nhiều nên cao rắn hổ mang chứa nhiều acid amin và dinh dưỡng thiết yếu. Acid amin là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp các Proteoglycan. Tác dụng của Proteoglycan là hấp thu nước và chất dịch đến nơi mà xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương. 

Năm 2012, cao rắn hổ mang đã được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 50 bệnh nhân viêm khớp. Sau 3 tháng điều trị, so với nhóm đối chứng thì tình trạng sưng, nóng, đỏ (biểu hiện của viêm khớp) ở 50 bệnh nhân này  giảm rõ rệt, trong đó triệu chứng sưng giảm tới 74%, còn triệu chứng nóng giảm 42%. 

nghiên cứu cũng cho thấy: 12% bệnh nhân hoàn toàn hết cảm giác đau, trên 90% bệnh nhân chuyển từ mức đau trung bình sang mức đau nhẹ. Cũng vì lẽ đó, người bệnh khớp nếu dùng cao rắn hổ mang thường xuyên, hàng ngày với liều lượng nhất định, các khớp xương sẽ trơn tru, vận động dẻo dai, thoải mái. 

T.Nga H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất