Rượu ngâm thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu uống đúng cách
Bí kíp phòng chống say xỉn vào những ngày Tết
Cục ATTP "tiết lộ" bí quyết để phòng tránh ngộ độc rượu trong dịp Tết
Cận Tết, liên tục có người tử vong vì rượu quê giả pha methanol
Giải rượu bia nhanh nhất bằng cách tự nhiên
Rượu ngâm thảo dược là một trong số những bài thuốc được người Việt sử dụng từ lâu đời và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chọn thảo dược để ngâm với rượu cần phải rất tỉ mỉ để tránh những mặt trái mà nó gây ra cho sức khỏe con người. Khi sử dụng đặc biệt phải chú ý đến liều lượng, cách thức sử dụng cũng như phải đúng người, đúng bệnh, không nên sử dụng một cách tùy tiện.
Thông thường, những loại rượu thường dùng để ngâm là rượu trắng (rượu ngô, gạo, cao lương, khoai...) khoảng 40 - 60 độ. Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm. Khi ngâm thì dùng lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.
Trong khi ngành công nghiệp rượu Việt Nam chưa có một thương hiệu nào bảo đảm sức hấp dẫn đối với người sành điệu Việt Nam, không những thế phải cạnh tranh với các thương hiệu rượu ngoại đẹp cả về giá và mẫu mã, thì rượu ngâm lại là một trong những mặt hàng Việt gây sốt dịp Tết Đinh Dậu sắp tới.
Cùng Health+ điểm qua một số loại rượu ngâm thảo dược gây sốt Tết Nguyên đán năm nay:
Rượu ngâm sâm cau rừng
Rễ sâm cau rừng được biết đến với khả năng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp, liệt dương, yếu sinh lý, tăng cường sinh lực, giúp đàn ông thăng hoa trong mỗi cuộc yêu. Mỗi kg rễ sâm cau được bán với giá từ 100.000 - 120.000 đồng. Giá cả bình dân, phù hợp với hầu hết với nhiều người có thu nhập trung bình. Vì thế rất nhiều người tìm mua rễ sâm cau để về ngâm rượu hoặc làm quà biếu.
Rượu dâm dương hoắc (rượu Tiên linh tỳ)
Dâm dương hoắc là một trong những vị thuốc bổ dương của dược học cổ truyền. Thực chất đó là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại cây thuộc chi Epimedium như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc có lông mềm... Theo dược học cổ truyền, dâm dương hoắc thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp...
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, dâm dương hoắc có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung trên động vật thực nghiệm, kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục. Mặt khác, dâm dương hoắc còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy (nhờ làm tăng lưu lượng động mạch vành).
Lá dâm dương hoắc tươi có giá trên dưới 100.000 đồng/kg, lá khô có giá trên dưới 250.000 đồng/kg.
Rượu ngâm sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh là một thảo dược quý hiếm, thường được bán ở mức 40 - 50 triệu đồng/kg loại 10 củ, loại 5 củ/kg giá dao động ở mức 60 - 70 triệu đồng/kg. Riêng loại sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên giá siêu đắt bởi loại rẻ nhất cũng lên tới 120 triệu đồng/kg, loại cao hơn (củ nhiều tuổi, trọng lượng 1,5kg trở lên) giá ở mức 400 triệu đồng/kg, còn những loại cao cấp hơn thường được bán theo củ. Chính vì vậy, rượu ngâm sâm Ngọc Linh là thức quý giá và nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trước tình hình ngộ độc rượu gia tăng, ngày 23/1, Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế đã có khuyến cáo: Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia trong dịp Tết, người dân không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol trên 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.
Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
Bình luận của bạn