- Chuyên đề:
- Thực phẩm chức năng an toàn
Thực phẩm chức năng kém chất lượng là nguyên nhân đứng sau hàng chục ngàn ca cấp cứu tại Mỹ mỗi năm
Thiếu vitamin B12, có nên bổ sung bằng TPCN?
TPCN xách tay - "hàng cấm", rủi ro thì ráng chịu
TPCN phòng... biến đổi khí hậu
Góp ý gì trong dự thảo Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt TPCN?
Trong số 23.000 người phải cấp cứu, có hơn 9% phải nhập viện do sử dụng thực phẩm chức năng kém chất lượng hoặc không đúng cách.
Thực phẩm chức năng bao gồm các sản phẩm thảo dược, acid amin, vitamin, khoáng chất và các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng khác. Không giống như dược phẩm, thực phẩm chức năng thường không phải trải qua các thử nghiệm để chứng minh có hiệu quả như lời quảng cáo. Các sản phẩm này cũng không bắt buộc phải nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý về độ an toàn (chẳng hạn tại Mỹ là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều TPCN kém an toàn được bán ra thị trường, kèm theo nguy cơ sức khỏe cho người sử dụng. "Không phải tất cả những gì 'tự nhiên' đều an toàn và các sản phẩm TPCN có thể mang đến những rủi ro nhất định", Curtis Haas - Đại học Y khoa Rochester (Mỹ) nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Hội đồng Trách nhiệm dinh dưỡng - một hiệp hội thương mại đại diện cho các nhà sản xuất thực phẩm chức năng lại cho rằng "các sản phẩm TPCN là an toàn, đặc biệt khi đặt vào bối cảnh hơn 150 triệu người Mỹ có thói quen sử dụng TPCN hàng năm".
Cho tới thời điểm này, Quốc hội Mỹ vẫn đang cản trở những nỗ lực để thắt chặt quản lý ngành công nghiệp trị giá gần 15 tỷ USD này. Chỉ khi một sản phẩm bị phản hồi là không an toàn, cơ quan quản lý mới tiến hành kiểm tra và thu hồi nếu cần. Ngược lại, các loại tân dược không thể có mặt trên thị trường khi chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tại sao hai sản phẩm cùng có tác động lớn đến sức khỏe con người lại có hai cách quản lý đối lập như vậy?
Không phải tất cả những gì 'tự nhiên' đều an toàn. Thực phẩm chức năng kém chất lượng có thể gây hại!
Trong một nghiên cứu mới được xuất bản trên Tạp chí New England Journal of Medicine, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích cơ sở dữ liệu về các tác dụng phụ của TPCN và thuốc được ghi nhận tại 63 bệnh viện trong khoảng thời gian 10 năm. Tại các bệnh viện này, nhóm nghiên cứu đã xác định có tới 3.667 người phải đến phòng cấp cứu tại 63 bệnh viện liên quan đến TPCN mỗi năm, tương đương với 23.005 ca cấp cứu trên toàn quốc trong đó có 2.154 ca nhập viện. Trong số những "nạn nhân" của TPCN kém chất lượng, có tới 21,6% là trẻ em dưới 5 tuổi, người từ 20 - 34 chiếm 28%. Đáng chú ý, các sản phẩm giảm cân đứng sau khoảng 3.339 lượt cấp cứu của phụ nữ mỗi năm, gấp 3 lần so với nam giới. Trong số nam giới, ước tính có khoảng 567 lượt cấp cứu mỗi năm do TPCN tăng cường khả năng tình dục và 358 lượt có liên quan đến TPCN hỗ trợ phát triển cơ bắp.
43% ngưởi nhập viện do sử dụng TPCN giảm cân có triệu chứng của bệnh tim, tỷ lệ này ở nhóm sử dụng sản phẩm bổ sung năng lượng là 46%, nhóm sử dụng sản phẩm tăng cường cơ bắp là 50% và nhóm sử dụng sản phẩm cải thiện tình dục là 37%.
Trước thực trạng này, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng người tiêu dùng cần hiểu được mình đang sử dụng sản phẩm gì, chỉ nên chọn sản phẩm đã được kiểm định bởi cơ quan có uy tín và sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ chứ không nên tự mua về dùng.
Bình luận của bạn