Áp dụng tiêu chuẩn Halal tại Việt Nam như thế nào?

Các thị trường lớn tiêu thụ thực phẩm Halal như Malaysia, Indonesia, Brunei và các nước Trung Đông đều đang quan tâm đến các sản phẩm của Việt Nam.

GMP: Nhận diện bên thứ ba của ngành thực phẩm chức năng Mỹ

Cục trưởng "mách nước" doanh nghiệp nhỏ "đối phó" GMP TPCN

Quy định GMP thế này thì gây khó cho doanh nghiệp?

Không GMP, doanh nghiệp TPCN Việt sẽ "sống mòn"

Như trong bài Tuân thủ Halal, thị trường Hồi giáo "mở cửa" với thực phẩm chức năng Việt, chúng ta đã biết, Halal là tiêu chuẩn bắt buộc với các quốc gia Hồi giáo. Đối với người Hồi Giáo (Muslim) việc sử dụng các sản phẩm Halal là bắt buộc, vì thế các sản phẩm nhập khẩu chỉ được lựa chọn khi sản phẩm đó có dấu Halal trên bao bì sản phẩm.

Theo ông Mohammed Omer Trần Xuân Giáp – Giám đốc Văn phòng Chứng nhận Halal tại Việt Nam thì hầu hết các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật và thủy hải sản đều là Halal. Mà Việt Nam ta là nước có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp và thủy hải sản, vì vậy, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Hồi giáo là rất lớn. Các thị trường lớn tiêu thụ thực phẩm Halal như Malaysia, Indonesia, Brunei và các nước Trung Đông đều đang quan tâm đến các sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là thực phẩm chức năng.

Vậy, làm thế nào để đăng ký chứng nhận Halal?

Trên thế giới hiện có khoảng 300 tổ chức cấp chứng nhận Halal nhưng chỉ có 122 tổ chức được công nhận là thành viên của Liên minh Halal Quốc tế IHIA (International Halal Intergrity Alliance). Có nghĩa là những chứng nhận của các tổ chức không được IHIA công nhận chỉ có giá trị hạn chế hoặc không có hiệu lực quốc tế. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ thông tin về tổ chức sẽ cấp chứng nhận cho mình.

Tại Việt Nam cũng đã có Trung tâm kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận Halal cho các sản phẩm xuất khẩu vào thế giới Hồi giáo được công nhận là thành viên của IHIA – Halal Việt Nam (HVN).

Đối với các doanh nghiệp, sau khi được cấp chứng nhận, sẽ có giám sát định kỳ 6 tháng một lần hoặc có thể bị kiểm tra đột xuất. Nếu doanh nghiệp vi phạm những tiêu chuẩn Halal có thể sẽ bị thu hồi chứng nhận bất cứ lúc nào. Khi hết hạn chứng nhận, doanh nghiệp phải xin cấp hiệu lực mới nếu có nhu cầu và yêu cầu gia hạn này phải thực hiện trước khi hết hạn ít nhất 1 tháng.


Quy trình chứng nhận Halal

Để được chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần:
1. Nộp Bản đăng ký chứng nhận Halal, bao gồm các thông tin về công ty và các sản phẩm cần chứng nhận Halal.
2. Hợp đồng chứng nhận Halal
3. Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức).
4. Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
5. Các giấy phép hoạt động (nếu có).
6. Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận.
7. Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận (nếu có).
8. Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có)..
9. Đăng kí (nhãn hiệu) của công ty, nếu có;
10. Danh sách địa chỉ chi nhánh của công ty
11. Giấy chứng nhận vệ sinh môi trường
12. Giấy chứng nhận về Phòng cháy chữa cháy
13. Quy trình xử ly nước thải và các giấy tờ liên quan đến nước thải

Sau khi nhận đủ hồ sơ, Văn phòng chứng nhận Halal sẽ xem xét và đánh giá các hồ sơ và các tài liệu do khách hàng gửi bao gồm: một phân tích chi tiết các hồ sơ của công ty và đơn đăng ký, giấy phép đăng ký kinh doanh, các sản phẩm và thành phần tạo ra sản phẩm đó, tên và địa chỉ của các nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu, tình trạng của các thành phần theo yêu cầu Halal, vật liệu đóng gói, quy trình sản xuất và thủ tục. Sau khi đánh giá tài liệu, nếu còn thiếu các tài liệu cần thiết khác thì chuyên gia có thể xem xét trong quá trình đánh giá tại hiện trường.

Kiểm tra hiện trường như một cuộc đánh giá chính thức gồm hội kiến với các lãnh đạo của công ty và phỏng vấn những nhân viên chịu trách nhiệm sản xuất trực tiếp. Việc kiểm tra hiện trường bao gồm kiểm tra các thành phần khai báo, lưu trữ nguyên liệu và thành phẩm, kho, nhà máy chế biến - sơ đồ sản xuất và xử lý các khía cạnh trong quá trình sản xuất, đóng gói sản phẩm, chương trình tổng vệ sinh, kiểm soát chất lượng. Các cuộc thảo luận với các quản lý của công ty và nhân viên sản xuất chịu trách nhiệm về việc tuân thủ là để xác nhận những phát hiện quan sát và khuyến nghị cần thiết bởi các bên liên quan.

Các sản phẩm được cấp Chứng nhận Halal sẽ được thị trường các quốc gia Hồi giáo chấp nhận và tiêu thụ rộng rãi

Chuyên gia đánh giá tiến hành đánh giá và phân tích sau đó sẽ viết một báo cáo đầy đủ về tình trạng của việc áp dụng các yêu cầu Halal và chuyển Hội đồng chứng nhận Halal thẩm xét. Vượt qua bước này, doanh nghiệp và sản phẩm sẽ được cấp Giấy chứng nhận Halal.

Cũng giống như Tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng, các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận Halal cũng được giám sát, đánh giá thực hiện theo định kỳ. Khi phát hiện trong khoảng thời gian sau khi cấp Giấy chứng nhận Halal bất kỳ thay đổi được thực hiện bởi các nhà sản xuất mà không được chấp thuận trước sẽ dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực chứng chỉ hoặc thu hồi. Những thay đổi này có thể là những điểm không phù hợp nặng hoặc nhẹ:

• MINOR (Không phù hợp nhẹ) : Liên quan đến an toàn vệ sinh 

• MAJOR (không phù hợp nặng): Liên quan đến việc thay đổi thành phần, nhà cung cấp, máy móc và di dời của nhà máy;

Những lỗi được đề cập ở trên sẽ dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực chứng chỉ và Công ty phải tiến hành thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa.

Vấn đề nghiêm trọng: Liên quan đến việc sử dụng các thành phần Haram (bị cấm) trong sản xuất (ví dụ như không giết động vật theo nghi thức Islam, sử dụng thịt lợn hoặc dẫn xuất của nó). Vi phạm các lỗi này sẽ bị thu hồi chứng chỉ đã được cấp.

Với dân số người Hồi giáo chiếm 68% và còn là nước nhập khẩu lương thực, Malaysia là một thị trường tiềm năng cho Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ở Malaysia rất lớn, ước tính mỗi năm, Malaysia nhập khẩu trên 300.000 tấn hải sản các loại. Ngoài ra, Indonesia với hơn 80% dân số là người Hồi giáo cũng là thị trường có nhu cầu thực phẩm Halal rất lớn.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất