Nhiều sản phẩm TPCN trên thị trường hiện có chứa thành phần Trinh nữ hoàng cung
Nguy hiểm khi nhầm lẫn Trinh nữ hoàng cung với cây Lan huệ
Trinh nữ hoàng cung giúp giảm u xơ tử cung
Những biến chứng khi bóc tách u xơ tử cung
TPCN Nga Phụ Khang có giúp tiêu nhân xơ?
Xung quanh việc một công ty có sản phẩm chứa thành phần Trinh nữ Hoàng cung đã tự ý lấy mẫu hơn 80 sản phẩm có thành phần của các doanh nghiệp khác nhau để gửi mẫu với Đại học Y Dược TP.HCM thử nghiệm và cho kết quả: Chỉ có 3 mẫu đạt tiêu chuẩn về hàm lượng hoạt chất (?!); Đồng thời “tố” rằng: Có tới hơn 80 sản phẩm chứa thành phần Trinh nữ Hoàng cung trên thị trường hiện nay là nhái hoạt chất. Về vụ việc này, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) có ý kiến chính thức như sau:
Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam hoan nghênh việc Công ty TNHH Thiên Dược - một doanh nghiệp thành viên của VAFF đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn để nêu lên một vấn đề đáng chú ý, rất cần được quan tâm. VAFF luôn tiếp thu ý kiến phản ánh của các đơn vị thành viên để có căn cứ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý các vụ việc/vấn đề theo quy định, góp phần làm thị trường TPCN ngày một lành mạnh hơn, tuân thủ đúng tiêu chí: Hiểu đúng – Làm đúng – Dùng đúng, mang đến hiệu quả thực sự cho người tiêu dùng và toàn xã hội.
PGS. TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF)
Tuy nhiên, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) cho rằng: Các báo cáo, phản ánh độc lập của các doanh nghiệp, hoặc các đơn vị chuyên môn khác chỉ mang tính tham khảo. Nhất là trong trường hợp này, công ty Thiên Dược có thể được coi là một “người trong cuộc”, là đơn vị cũng đang có các sản phẩm có chứa thành phần Trinh nữ hoàng cung lưu hành trên thị trường. Việc lấy mẫu xét nghiệm các sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm của công ty cũng như sản phẩm của các doanh nghiệp khác, mang tính chất tự phát, không tuân thủ theo Thông tư 14/2011/TT-BYT, ngày 01/04/2011. Việc Thiên Dược “gửi gắm” các mẫu này tới Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa tuân thủ theo Thông tư liên bộ 20/2013/TTLB-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/08/2013. Do vậy, các kết quả kiểm nghiệm là chưa đủ khách quan cần thiết, cần được đánh giá lại về độ chính xác và xác thực.
Cũng theo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) thì ở Việt Nam và cả 1 số quốc gia khác ở khu vực châu Á, việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có thành phần từ cây Trinh nữ hoàng cung đã được các doanh nghiệp quan tâm và tiến hành với thời gian dài. Tại Việt Nam, cũng không chỉ có một mình TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và Công ty Thiên Dược nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có thành phần này. Một số sản phẩm được lưu hành trên thị trường thậm chí còn có các cuộc thử nghiệm hiệu quả trên thực tế trong hỗ trợ điều trị các bệnh u tuyến vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến,… tại các bệnh viện lớn.
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng rất tốt trong điều trị u tuyến vú, u xơ tử cung và u xơ tiền liệt tuyến
Trước thông tin: “Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tạm dừng xét cấp giấy công bố chất lượng với một số sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần trinh nữ hoàng cung và yêu cầu đơn vị công bố chất lượng phải ghi rõ hàm lượng của hoạt chất chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung; đồng thời; Cục sẽ mở đợt kiểm tra về chất lượng, hàm lượng thành phần trinh nữ hoàng cung trong các Thực phẩm chức năng đã được cấp phép”, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) cho rằng: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã kịp thời tiếp nhận những ý kiến của Công ty Thiên Dược và cá nhân TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm là rất đáng hoan nghênh, thể hiện sự quan tâm sâu sát của cơ quan quản lý trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp và thị trường. Tuy nhiên, việc cấp phép công bố chất lượng của các sản phẩm thực phẩm chức năng nói chung, và các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa thành phần Trinh nữ Hoàng cung nói riêng, cần tuân thủ theo hướng dẫn của pháp luật, cụ thể là Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các văn bán pháp luật có liên quan, trong đó có Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về Quản lý thực phẩm chức năng. Nếu doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thủ tục công bố sản phẩm phẩm thì Cục An toàn thực phẩm phải có trách nhiệm cấp Xác nhận công bố cho doanh nghiệp.
Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cũng đề nghị Cục An toàn thực phẩm xem xét cụ thể đề xuất của Công ty Thiên Dược, tổ chức lấy mẫu các sản phẩm theo đúng quy định của Thông tư 14/2011/TT-BYT, ngày 01/04/2011 và tổ chức kiểm nghiệm theo quy định của Thông tư liên bộ 20/2013/TTLB-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/08/2013. Sau khi có các kết quả chính thức, cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời, đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp và của người tiêu dùng. Trong lúc chờ các kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm, việc xem xét cấp công bố chất lượng sản phẩm vẫn cần được triển khai theo đúng quy định của pháp luật.
Bình luận của bạn