Nhu cầu điều trị lớn
Theo TS Đoàn Hữu Bẩy – Vụ phó Vụ Khoa giáo văn xã Văn phòng Chính phủ, từ năm 2008, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đã được thí điểm tại Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh, sau đó được mở rộng tới 14 tỉnh, thành phố. Tính đến nay có khoảng 15.000 người được cai nghiện bằng Methadone. Ông Bẩy cho biết, chương trình điều trị Methadone triển khai đã đạt được một số kết quả tốt về mặt kinh tế - xã hội. Nghiên cứu cho thấy, những người nghiện được điều trị bằng Methadone đã giảm tần suất và liều sử dụng.
Cụ thể, tỷ lệ sử dụng các chất dạng thuốc phiện đối với người nghiện đã giảm từ 100% xuống còn 9% sau 12 tháng điều trị, ngay cả những người bệnh còn sử dụng heroin, tần suất sử dụng heroin cũng đã giảm rõ rệt (từ 60 lần/tháng xuống 2-3 lần/tháng). Ngoài ra, tỷ lệ người nghiện có các hành vi phạm pháp cũng giảm.
Sau 9 tháng điều trị, số người bệnh có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40% xuống còn 1,39%. Mâu thuẫn gia đình cũng giảm từ 20% xuống còn 3,5%. Theo một nghiên cứu khác với gần 1.000 người đang điều trị tại 6 cơ sở, sau 24 tháng, số người nhiễm HIV chỉ là 4 trường hợp. Trong khi đó, nếu không được điều trị Methadone, tỷ lệ nhiễm mới trong người tiêm chích ma túy là khoảng 13%, tương ứng với 130 người nhiễm mới.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, giá thành điều trị bằng Methadone cũng khá thấp. Kinh phí đầu tư cho mỗi người điều trị bằng Methadone gần 6 triệu đồng/năm, thấp hơn nhiều so với số tiền gần 90 triệu đồng để sử dụng ma túy của trung bình mỗi người nghiện. Tuy nhiên, toàn bộ nguồn kinh phí điều trị bằng Methadone ở Việt Nam hiện nay là do các tổ chức quốc tế tài trợ. Theo kế hoạch, đến năm 2015, các nguồn tài trợ sẽ rút khoảng 70%. Việt Nam đặt mục tiêu khoảng 88.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone cho đến năm 2015.
Giảm kinh phí
Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định, Việt Nam đã thành công trong việc sản xuất thuốc Methadone, một bước đột phá để có thể giảm mạnh kinh phí điều trị cho người nghiện.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thừa quyền của Thủ tướng Chính phủ cho phép 5 công ty, doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện sản xuất thuốc Methadone để đảm bảo nguồn thuốc sản xuất trong nước về công tác điều trị các chất gây nghiện. Hiện Công ty CP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA đã thành công trong việc pha chế thuốc Methadone dưới dạng dung dịch uống.
Thuốc vừa được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp số đăng ký lưu hành. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất được Methadone trong số 5 đơn vị trong nước đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc này.
Ông Mạnh cho biết, thuốc Methadone nội có nguyên liệu nhập từ nước ngoài và rẻ hơn khoảng 30% so với thuốc Methadone ngoại nhập khẩu. Thuốc cũng sẽ không được lưu hành trên thị trường mà sẽ được trung tâm phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố thực hiện đấu thầu mua thuốc. Trong năm 2015, các tỉnh sẽ sẵn sàng sử dụng thuốc Methadone nội.
Theo TS Đoàn Hữu Bẩy – Vụ phó Vụ Khoa giáo văn xã Văn phòng Chính phủ, từ năm 2008, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đã được thí điểm tại Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh, sau đó được mở rộng tới 14 tỉnh, thành phố. Tính đến nay có khoảng 15.000 người được cai nghiện bằng Methadone. Ông Bẩy cho biết, chương trình điều trị Methadone triển khai đã đạt được một số kết quả tốt về mặt kinh tế - xã hội. Nghiên cứu cho thấy, những người nghiện được điều trị bằng Methadone đã giảm tần suất và liều sử dụng.
Thuốc Methadone sẽ do trung tâm phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố thực hiện đấu thầu.
Cụ thể, tỷ lệ sử dụng các chất dạng thuốc phiện đối với người nghiện đã giảm từ 100% xuống còn 9% sau 12 tháng điều trị, ngay cả những người bệnh còn sử dụng heroin, tần suất sử dụng heroin cũng đã giảm rõ rệt (từ 60 lần/tháng xuống 2-3 lần/tháng). Ngoài ra, tỷ lệ người nghiện có các hành vi phạm pháp cũng giảm.
Sau 9 tháng điều trị, số người bệnh có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40% xuống còn 1,39%. Mâu thuẫn gia đình cũng giảm từ 20% xuống còn 3,5%. Theo một nghiên cứu khác với gần 1.000 người đang điều trị tại 6 cơ sở, sau 24 tháng, số người nhiễm HIV chỉ là 4 trường hợp. Trong khi đó, nếu không được điều trị Methadone, tỷ lệ nhiễm mới trong người tiêm chích ma túy là khoảng 13%, tương ứng với 130 người nhiễm mới.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, giá thành điều trị bằng Methadone cũng khá thấp. Kinh phí đầu tư cho mỗi người điều trị bằng Methadone gần 6 triệu đồng/năm, thấp hơn nhiều so với số tiền gần 90 triệu đồng để sử dụng ma túy của trung bình mỗi người nghiện. Tuy nhiên, toàn bộ nguồn kinh phí điều trị bằng Methadone ở Việt Nam hiện nay là do các tổ chức quốc tế tài trợ. Theo kế hoạch, đến năm 2015, các nguồn tài trợ sẽ rút khoảng 70%. Việt Nam đặt mục tiêu khoảng 88.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone cho đến năm 2015.
Giảm kinh phí
Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định, Việt Nam đã thành công trong việc sản xuất thuốc Methadone, một bước đột phá để có thể giảm mạnh kinh phí điều trị cho người nghiện.
Cả nước hiện có khoảng 180.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó số người nghiện dưới 16 tuổi chiếm tới 47,8%. Loại ma túy được sử dụng nhiều nhất vẫn là heroin (75%), sau đó đến ma túy tổng hợp (10%). (Nguồn Bộ Y tế) |
Thuốc vừa được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp số đăng ký lưu hành. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất được Methadone trong số 5 đơn vị trong nước đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc này.
Ông Mạnh cho biết, thuốc Methadone nội có nguyên liệu nhập từ nước ngoài và rẻ hơn khoảng 30% so với thuốc Methadone ngoại nhập khẩu. Thuốc cũng sẽ không được lưu hành trên thị trường mà sẽ được trung tâm phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố thực hiện đấu thầu mua thuốc. Trong năm 2015, các tỉnh sẽ sẵn sàng sử dụng thuốc Methadone nội.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn