Bệnh gây ra do virus Nipah có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao
Phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong gia đình khi F0 cách ly tại nhà
Cách phòng tránh lây nhiễm COVID-19 khi đi tiêm vaccine
Lưu ý về dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà
Hà Nội lên phương án lưu thông qua các vùng phòng, chống dịch COVID-19
Vào ngày 5/9, chính quyền Trung ương Ấn Độ đã nhanh chóng cử một đội y tế tới quận Kozhikode, bang Kerala để điều tra về trường hợp cậu bé tử vong do nhiễm virus Nipah. Đội y tế cũng đã tiến hành thu thập mẫu quả chôm chôm từ các vùng lân cận để nhanh chóng xác định nguồn lây nhiễm. Những trường hợp từng tiếp xúc với cậu bé đều đang bị cách ly nghiêm ngặt hoặc nhập viện.
Hôm 7/9, hãng Thông tấn PTI (Ấn Độ) đưa tin các mẫu bệnh phẩm (lấy từ 8 người từng tiếp xúc gần với cậu bé nhiễm virus Nipah) đã cho kết quả âm tính.
Virus Nipah là gì, nguy hiểm thế nào?
Dơi ăn quả là vật mang mầm bệnh tự nhiên của virus Nipah
Theo GS.TS. Ashutosh Biswas từ Khoa Y, Viện Khoa học Y học All India (AIIMS), dơi ăn quả thuộc họ Pteropodidae là vật mang mầm bệnh tự nhiên của virus Nipah. “Dơi ăn quả là vật mang virus, là tác nhân truyền bệnh chính. Dù dơi ăn quả thường sống trong một lãnh thổ cụ thể, nhưng nếu chúng bay tới nơi khác, virus Nipah có thể dễ dàng lây lan. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng ngừa căn bệnh do virus Nipah gây nên. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng đánh giá đây là một căn bệnh rất nguy hiểm vì có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao”.
Trước đây, các chuyên gia Ấn Độ đã từng quan sát thấy trường hợp loài dơi ăn quả có thể truyền virus Nipah cho các vật nuôi như lợn, dê, mèo, ngựa và một số loại động vật khác. Đặc biệt, virus Nipah rất nguy hiểm khi lây truyền từ động vật sang người, GS.TS. Ashutosh Biswas nhấn mạnh.
Theo GS.TS. Ashutosh Biswas, thói quen ăn các loại trái cây nhưng chưa rửa sạch, hoặc dùng các sản phẩm trái cây (như nước ép chà là thô) bị nhiễm nước tiểu hoặc nước bọt từ dơi ăn quả bị nhiễm bệnh có thể là những nguyên nhân khiến virus Nipah lây từ động vật sang người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus Nipah do dơi ăn quả gây ra và có khả năng gây tử vong cho người cũng như động vật. Cùng với các vấn đề về đường hô hấp, virus Nipah có thể gây ra các triệu chứng như sốt, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.
Virus Nipah
Theo WHO, trung bình có tới 75% ca nhiễm virus Nipah tử vong. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do virus Corona là khoảng 2%. Khoảng 20% người sống sót sau khi nhiễm virus Nipah trải qua các triệu chứng thần kinh có thể kéo dài, bao gồm co giật và thay đổi tính cách.
Virus Nipah được coi là ít lây nhiễm hơn virus Corona, nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều. Thời gian ủ bệnh dài hơn (tới 45 ngày) và khả năng lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau khiến virus Nipah trở thành nguyên nhân gây lo ngại đáng kể cho các nhà dịch tễ học.
Một khi virus Nipah xâm nhập vào hệ tuần hoàn của con người, người bệnh có thể lây lan virus cho người khác một cách nhanh chóng qua tiếp xúc gần, tiếp xúc với dịch cơ thể, dễ tạo thành đợt dịch. Do đó, điều quan trọng là cần phải nhanh chóng xác định được nguồn lây nhiễm ngay từ đầu. Như trong đa số các đợt dịch đã xuất hiện tại Ấn Độ, các nhà khoa học chỉ ra nguồn lây là từ dơi ăn quả.
Trước đợt bùng phát virus Nipah lần này, Ấn Độ từng trải qua 2 đợt bùng phát dịch trước đó, một lần ở bang Kerala, một lần ở bang Tây Bengal. Trong đợt bùng phát gần đây nhất tại Ấn Độ, khoảng 90% người nhiễm virus Nipah đã tử vong.
Virus Nipah được phát hiện đầu tiên ở Malaysia năm 1999. Kể từ đó, đã có nhiều đợt bùng phát ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. GS.TS. Ashutosh Biswas đánh giá bùng phát virus Nipah là một vấn đề mang tính toàn cầu. Một số quốc gia khác gần Ấn Độ, điển hình như Bangladesh cũng đã có những đợt bùng phát virus Nipah lặp đi lặp lại.
Bình luận của bạn