Lưu ý về dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Trẻ mắc COVID-19 cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng

Chăm sóc những đối tượng F0 đặc biệt tại nhà như thế nào?

Ăn gì uống gì để phục hồi sau khi điều trị COVID-19?

Biện pháp giữ vệ sinh nơi ở khi F0 cách ly tại nhà

Phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong gia đình khi F0 cách ly tại nhà

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người mắc COVID-19 là trẻ em

Theo Bộ Y tế, trẻ trên 12 tháng tuổi mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ, không có bệnh nền có thể được theo dõi, điều trị tại nhà khi có quyết định của cơ quan y tế. Khi đó, cha mẹ, người chăm sóc cần theo dõi trẻ sát sao về cả thể chất lẫn tinh thần, có biện pháp trấn an trẻ cũng như cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Chế độ dinh dưỡng cân đối giúp đảm bảo duy trì sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, góp phần tăng cường thể trạng và hạn chế biến chứng.

Theo Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành, phụ huynh cần định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. Nếu có thể, hãy theo dõi cân nặng của trẻ 3-5 ngày/lần. Người chăm sóc nên báo ngay cho nhân viên y tế nếu trẻ có dấu hiệu sụt cân từ 1-2%/tuần. Nhân viên y tế cũng sẽ tư vấn cho phụ huynh nếu trẻ có các biểu hiện đường tiêu hóa như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn…

Chế độ ăn cân đối hàng ngày cho trẻ cần đảm bảo 4 yếu tố chính: Lipid (đến từ động vật và thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (đến từ thực vật và động vật).

Trẻ cần ăn tăng cường trái cây tươi, rau xanh các loại để tăng cường sức đề kháng - Nguồn: Bộ Y tế

Hàng ngày, trẻ phải ăn ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm sau: Tinh bột, sữa và chế phẩm sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt, rau củ màu vàng và xanh thẫm.

Trong quá trình trẻ mắc COVID-19 được chăm sóc tại nhà, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và nước ngọt (khuyến nghị lượng đường không nên chiếm quá 5% tổng năng lượng ăn vào). Cha mẹ, người chăm sóc cũng không nên cho trẻ ăn mặn, đồng thời cung cấp đủ nước, đặc biệt là nước trái cây tươi.

Hướng dẫn của Bộ Y tế khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ trên 2 tuổi 500ml/ngày sữa công thức, đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

Phụ huynh cần đảm bảo cung cấp đủ nước, chất dịch cho trẻ điều trị tại nhà - Nguồn: Bộ Y tế

Phụ huynh nên tránh cho trẻ ăn thức ăn gây nôn và buồn nôn, thay vào đó, hãy lựa chọn thức ăn theo khẩu vị trẻ yêu thích, dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

Thực đơn tham khảo cho trẻ em theo độ tuổi

Trẻ từ 12-24 tháng tuổi: Vẫn tiếp tục bú mẹ hoặc dùng sữa công thức theo đúng lứa tuổi (khi không có sữa mẹ), ngày ăn 3 bữa cháo đặc (mỗi bữa 250ml) và hoa quả nghiền (60-100ml).

Trẻ từ 2-5 tuổi:

Trẻ từ 6-9 tuổi:

Thành phần dinh dưỡng ước tính thể hiện tỷ lệ P (Protein) : L (Lipid) : G (Glucid hay carbohydrate) trong thực đơn. Cha mẹ cần lưu ý khi quy đổi định lượng sống sạch (đã qua sơ chế, làm sạch) sang định lượng chín chỉ mang tính chất tham khảo, có sự khác nhau giữa các thực phẩm và dụng cụ đựng.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ