Ngoài tâm thần, tắc đường còn gây nên nhiều căn bệnh không tên

Ngoài hít phải khí bụi độc hại, những người thường xuyên chịu cảnh tắc đường còn dễ bị tâm thần. (Ảnh minh họa)

Công bố 12 số đường dây nóng về an toàn giao thông

Khói bụi: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Con dễ tự kỷ khi thai phụ phơi nhiễm khói bụi

Khói bụi giao thông liên quan chứng tự kỷ

Gây ra nhiều căn bệnh

Trong thời gian qua, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh liên tục xảy ra những điểm tắc đường thường xuyên, nhiều người tỏ ra mệt mỏi và đặt ra nhiều câu hỏi về việc, liệu tắc đường như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Trước những câu hỏi trên, PGS.TS Phạm Duệ - Nguyên GĐ Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho rằng, ô nhiễm môi trường hiện nay đang rất đáng báo động. “Nếu như trước đây tình trạng ô nhiễm môi trường, nhiều người hay nhắc đến Bắc Kinh, thì hiện nay ở đô thị như Hà Nội, ô nhiễm cũng không kém gì ở Bắc Kinh”, PGS. Phạm Duệ cho hay.

Theo PGS. Duệ, trong cảnh tắc đường như hiện nay, chỉ việc hít phải khí thải động cơ thôi cũng đủ mắc rất nhiều bệnh, vì khí thải động cơ có rất nhiều độc tố.

“Trong các khí thải ra từ ống xả động cơ xe máy có khí CO, đây là khí độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tuy nhiên do triệu chứng ban đầu không rõ ràng nên chúng ta không thể biết ngay được”, PGS. Duệ cho hay.

Ngoài khí CO, ống xả còn thải ra xăng dầu không đốt cháy hết và xả ra các loại kim loại. PGS. Duệ lấy ví dụ, trước kia chưa cấm xăng chì, khí thải ra động cơ, chúng ta sẽ hít phải chì và cơ thể sẽ nhiễm chì. Chắc chắn khi hít phải những loại khí này lâu dần sẽ tích tụ và gây nên những căn bệnh mạn tính.

“Khi hít phải những khí này, con người sẽ suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn, không muốn làm việc… Tuy nhiên, những biểu hiện đó rất âm thầm và không đặc hiệu.

Chính vì thế, khi đi khám các bác sỹ thường kê thêm thuốc bổ, khuyến cáo ăn uống đủ dinh dưỡng và tập luyện thể thao, chứ không xác định được căn bệnh chính xác”, PGS. Duệ cho biết thêm.

Mắc cả bệnh tâm thần khi tắc đường

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cải thiện môi trường? Theo PGS. Phạm Duệ, đây là một câu hỏi và là bài toán khó, đòi hỏi cả hệ thống và cộng đồng vào cuộc.

Vì thế, PGS. Duệ khuyến cáo: “Tự bản thân mỗi người hãy tự bảo vệ môi trường với phương châm phòng hơn là chữa bệnh”.

Hiện nay, nhiều người phòng bệnh bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, vậy đây có phải là biện pháp hữu hiệu? PGS. Duệ cho rằng: “Bản thân tôi khuyến khích việc người dân đi ra đường đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe”.

Tuy nhiên, PGS. Duệ cũng cho biết thêm, mỗi loại khẩu trang chỉ có thể ngăn ngừa được một số loại chất độc nhất định chứ không thể ngăn được tất cả.

Theo phân tích của PGS. Duệ, khẩu trang cũng có kẽ hở nên khói bụi vẫn đi vào được cơ thể, vì thế 1 khẩu trang vải không thể ngăn được tất cả các chất độc hại.

“Khẩu trang chỉ là biện pháp phòng tránh ô nhiễm 1 cách thụ động, còn muốn cải thiện môi trường thì bản thân mỗi người phải chủ động bảo vệ môi trường từ chính hành động của mình và gia đình mình”, PGS. Duệ cho hay.

Ngoài các vấn đề liên quan đến việc hít phải khí độc hại khi tắc đường, BS. La Đức Cương – GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, cho rằng việc tắc đường cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhiều người.

“Tất cả những yếu tố khiến cho con người có tâm lý không thoái mái, trong đó có tình trạng tắc đường nói trên chính là sang chấn tâm lý.

Nếu sang chấn tâm lý lặp đi lặp lại, kéo dài, mà con người không thích nghi được thì không chỉ hay cáu gắt, ức chế mà còn có thể bị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ...”, BS. Cương cảnh báo.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội