Uống nước nhiễm chì ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Việc sử dụng nguồn nước chứa nồng độ chì quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em

Vụ nước C2, Rồng đỏ nhiễm chì: Công ty URC bị phạt gần 6 tỷ đồng

3 lô nước C2, Rồng Đỏ bị dừng lưu thông

Sẽ kiểm nghiệm nước C2 và Rồng đỏ trên cả nước

Điều gì xảy ra khi ăn phải thuỷ hải sản nhiễm độc?

Bao lâu nên ăn lại cá ở vùng biển bị nhiễm độc?

Nhiễm độc chì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Chì là một kim loại nặng có màu xám xanh, được sử dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất của con người. Chì rất dễ tích tụ vào nước và đất, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật trong khu vực. Các sản phẩm đồ ăn, nước uống chứa nồng độ chì quá mức cho phép, nếu sử dụng lâu dài cũng gây nhiễm độc chì.

Theo các chuyên gia, ngay cả một lượng chì nhỏ cũng có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ có thai là đối tượng nhạy cảm nhất với độc tố chì. Khi nhiễm độc chì, người lớn có thể chữa khỏi hoàn toàn, trẻ em lại dễ phải chịu ảnh hưởng xấu hơn. Ở mức độ rất cao, nhiễm độc chì có thể gây tử vong.

Các triệu chứng nhiễm độc chì trên cơ thể con người

Chì tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa calci bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt chì gây tác động mạn tính tới phát triển trí tuệ.

Chì tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hydro gây nên một số rối loạn cơ thể, trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Nếu mức độ phơi nhiễm chì cao hơn có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến thận, gây nên xuất huyết, hôn mê sâu, thậm chí tử vong.

Một nghiên cứu của Richard Canfield - Phòng Khoa học dinh dưỡng của trường Đại học Cornell (Mỹ) vào năm 2003 đã phát hiện ra rằng hàm lượng chì trong máu chỉ khoàng 10ug/dL (microgam trên decilit) có thể làm giảm 7 điểm trong chỉ số IQ của một đứa trẻ so với các đứa trẻ chỉ có lượng chì trong máu là 1ug/dL.

Các triệu chứng nhiễm độc chì:

Các triệu chứng nhiễm độc chì ở trẻ em bao gồm: Chậm phát triển, khó khăn trong học tập, hay cáu gắt, ăn không ngon, sụt cân, hay mệt mỏi, đau bụng, nôn, táo bón, mất thính lực,… Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ như bị liệt, co giật và hôn mê, viêm não,…

Các triệu chứng nhiệm độc chì ở người lớn bao gồm: Tăng huyết áp, đau bụng, táo bón, đau khớp, đau cơ, giảm chức năng thần kinh, chân tay bị ngứa, đau hoặc tê, đau đầu, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm trạng, trên lợi xuất hiện một đường xanh đen do chì sulfur đọng lại. Nam giới nhiễm độc chì thì số lượng và chất lượng tinh trùng giảm. phụ nữ mang thai dễ sảy thai hoặc sinh non.

PGS.TS Phạm Duệ - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vì ngộ độc chì 1 cháu bé 5 tuổi đã bị ảnh hưởng đến trí tuệ. Đến năm 11 tuổi cháu mới tự lấy quần áo tắm, 17 tuổi mới có thể viết được những chữ cái đầu tiên.
Ngân Giang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng