“Hội nghị Khoa học Bệnh không lây nhiễm” đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
Dấu hiệu bất thường ở lưỡi cảnh báo bệnh mạn tính nguy hiểm
Hạt bí ngô giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh mạn tính
Người trên 60 tuổi và mắc bệnh mạn tính có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm Covid-19
6 lời khuyên giúp bạn sống chung với các bệnh mạn tính
Nhận thấy tầm quan trọng của việc cần nâng cao nhận thức về nhóm bệnh không lây nhiễm (bệnh mạn tính) trong cộng đồng, Hội Tim mạch học Việt Nam đã kết hợp với Upjohn (một đơn vị trực thuộc Công ty Dược phẩm Pfizer) tổ chức “Hội nghị Khoa học Bệnh không lây nhiễm” vào ngày 9/10 vừa qua.
“Hội nghị Khoa học Bệnh không lây nhiễm” có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành
Hội nghị đã ghi nhận sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trên cả nước trong lĩnh vực điều trị tim mạch, giảm đau, cơ xương khớp và sức khỏe tâm thần. Các chuyên gia đã cùng bàn luận về vấn đề bệnh không lây nhiễm, hướng đến giải pháp tích hợp giúp quản lý bệnh hiệu quả, từ đó giúp nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ và cải thiện sức khỏe cho người bệnh tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, TS.BS. Nguyễn Quốc Thái, Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết: “Theo số liệu thống kê năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới ghi nhận 56,9 triệu ca tử vong do các bệnh mạn tính không lây, chiếm tới 71% số ca tử vong trên toàn cầu. Trong đó, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với 17,9 triệu ca, chiếm 44% số ca tử vong thuộc nhóm bệnh lý không lây nhiễm. Tới năm 2020, tỷ lệ tử vong do bệnh lý không lây nhiễm sẽ lên tới 73%”.
Bên cạnh các vấn đề tim mạch, bệnh lý tâm thần cũng là một thách thức đáng chú ý. TS. BS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết: “Theo WHO, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người bệnh tâm thần và người thân của họ chính là nguyên nhân cản trợ các đối tượng này tiếp cận các hình thức chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trong bối cảnh bệnh lý không lây nhiễm đem lại gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng, bệnh lý trầm cảm được thừa nhận sẽ trở thành một vấn đề sức khỏe quan trọng cần đối phó”.
Thông qua hội nghị này, các chuyên gia đã đưa ra mục tiêu cần giảm bớt số ca bệnh mạn tính không được chẩn đoán, điều trị và không thể kiểm soát trong cộng đồng, cũng như chuẩn hóa công tác chăm sóc y tế cho nhóm bệnh không lây nhiễm.
Trong thời gian tới, Hội Tim mạch học Việt Nam và Upjohn cũng sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo y khoa liên tục để giúp các chuyên gia, bác sỹ tối ưu hóa điều trị, dần cải thiện sức khỏe cho người bệnh tại Việt Nam.
Bình luận của bạn