Theo TS. Lâm Quốc Hùng, việc tiến hành kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm bún tươi tại TP.HCM và Hà Nội nằm trong kế hoạch giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm 2013 và dựa trên thông tin cảnh báo của các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đó, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành lấy 14 mẫu bún tươi (07 mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh và 07 mẫu tại thành phố Hà Nội), kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như Natri sulfit, Natri Benzoate, Foocmol, acid oxalic và hóa chất Tinopal. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, 7 mẫu bún được lấy tại Hà Nội không phát hiện mẫu nào có sử dụng hóa chất cấm Tinopal, Foocmol và các phụ gia (Natri sulfit, Natri Benzoate) đều trong giới hạn cho phép (Quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012). Còn tại TP.HCM, phát hiện 7/7 mẫu bún có chất Tinopal, 2/7 mẫu bún có acid Oxalic (chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm) và 1/7 mẫu bún có chất bảo quản Natri Benzoat vượt giới hạ cho phép (Quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012).
Một số mẫu bún tươi tại TP HOC sử dụng hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (ảnh minh họa)
Kết quả giám sát cho thấy một số cơ sở sản xuất bún tươi tại thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (như chất tẩy trắng Tinopal, acid Oxalic…). Các loại thực phẩm truyền thống (bún, bánh phở, bánh canh tươi…) có nguy cơ ô nhiễm hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (như chất tẩy trắng Tinopal, acid Oxalic…) ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
TS. Lâm Quốc Hùng cho biết, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp liên ngành tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất bún tươi vi phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật; chỉ đạo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương mở rộng hoạt động giám sát phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm truyền thống (bún, bánh phở, bánh canh tươi…) trên địa bàn, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm (Quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012); những hành vi nghiêm cấm trong sản xuất, kinh doanh bún, bánh phở, bánh canh tươi… để nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian tới.
Theo đó, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành lấy 14 mẫu bún tươi (07 mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh và 07 mẫu tại thành phố Hà Nội), kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như Natri sulfit, Natri Benzoate, Foocmol, acid oxalic và hóa chất Tinopal. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, 7 mẫu bún được lấy tại Hà Nội không phát hiện mẫu nào có sử dụng hóa chất cấm Tinopal, Foocmol và các phụ gia (Natri sulfit, Natri Benzoate) đều trong giới hạn cho phép (Quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012). Còn tại TP.HCM, phát hiện 7/7 mẫu bún có chất Tinopal, 2/7 mẫu bún có acid Oxalic (chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm) và 1/7 mẫu bún có chất bảo quản Natri Benzoat vượt giới hạ cho phép (Quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012).
Một số mẫu bún tươi tại TP HOC sử dụng hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (ảnh minh họa)
Kết quả giám sát cho thấy một số cơ sở sản xuất bún tươi tại thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (như chất tẩy trắng Tinopal, acid Oxalic…). Các loại thực phẩm truyền thống (bún, bánh phở, bánh canh tươi…) có nguy cơ ô nhiễm hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (như chất tẩy trắng Tinopal, acid Oxalic…) ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
TS. Lâm Quốc Hùng cho biết, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp liên ngành tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất bún tươi vi phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật; chỉ đạo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương mở rộng hoạt động giám sát phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm truyền thống (bún, bánh phở, bánh canh tươi…) trên địa bàn, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm (Quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012); những hành vi nghiêm cấm trong sản xuất, kinh doanh bún, bánh phở, bánh canh tươi… để nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian tới.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn