Trẻ bị rotavirus dễ nhầm với ngộ độc thức ăn, cảm lạnh

Trẻ nhiễm rotavirus có thễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nên cho bé uống vaccine Rota Việt Nam hay vaccine Rota nhập khẩu?

“Mẹ đẻ” vaccine ngừa Rota virus đã qua đời

Sẽ tiêm phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota miễn phí

Tiêu chảy do rotavirus "vào mùa"

Nguy hiểm khi nhầm rotavirus với bệnh khác

2 ngày gần đây, bé Quang Anh bị tiêu chảy và nôn. Chị Thu Mi (Thanh Xuân - Hà Nội) chỉ nghĩ do con mới đi học nên chưa quen đồ ăn. Đến khi bé liên tục đi ngoài, người lả đi, chị mới đưa con đến bệnh viện. Lúc đó bác sỹ mới phát hiện con chị bị tiêu chảy do rotavirus. Không chỉ Thu Mi nhầm lẫn bệnh tiêu chảy do Rotavirus với bệnh khác mà nhiều phụ huynh cũng có sự nhầm lẫn như vậy.

Chị Thu Phương (Ba Đình, Hà Nội) cũng phải đưa con đi cấp cứu vì nguyên nhân này. Ban đầu, khi bé bị nôn, sốt và chảy nước mũi chị chỉ nghĩ con bị cảm lạnh nên ra hiệu thuốc mau kháng sinh cho con uống. Đến chiều thấy con bị tiêu chảy nhưng chị cũng chỉ nghĩ chắc do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh nên không đưa con đi khám. Sáng ngày hôm sau, thấy con không đỡ mà tình trạng tiêu chảy còn nặng hơn nên chị mới đưa con đến phòng khám gần nhà. Qua thăm khám và làm xét nghiệm cho bé, chị mới biết con mình bị tiêu chảy do rotavirus chứ không phải do bệnh cảm lạnh như chị vẫn nghĩ.

Theo TS Nguyễn Văn Ngoan – Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Rotavirus lây chủ yếu qua đường tiêu hóa và phát tán nhanh. Khi trẻ đi ngoài, phân lỏng toàn nước. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện sốt nhẹ, đau bụng, có thể ho và chảy nước mũi”.

Trẻ bị rotavirus nếu không được điều trị ó thể bị mất nước

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là trẻ nôn nhiều, nôn dữ dội khiến không ít gia đình lầm tưởng con bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, một số cha mẹ có thể khi thấy con ho, sốt nghĩ con bị viêm đường hô hấp nên tiếp tục cho dùng thuốc kháng sinh khiến trẻ suy kiệt sức khỏe. Trong khi đó ho, nôn hay sốt cũng là những biểu hiện ban đầu của tiêu chảy cấp do Rotavirus, nhưng không phải cha mẹ nào cũng có thể nhận ra. Nhiều trường hợp cha mẹ nghĩ con bị ngộ độc thực phẩm nên không điều trị kịp thời cho con, điều này khiến trẻ bị suy kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong. 

Nhận biết sớm tiêu chảy do rotavirus

Sau khi bị lây nhiễm khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Triệu chứng điển hình sau khi trẻ bị nhiễm rotavirus là nôn ói và tiêu chảy: Nôn xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Trẻ thường đi tiêu phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đàm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày.  Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện ở trẻ như: Sốt vừa phải, đau bụng, có thể có ho và chảy mũi nước.

Điều trị tiêu chảy do rotavirus ở trẻ như thế nào? 

Không phải trường hợp tiêu chảy do rotavirus nào cũng cần mang trẻ tới bệnh viện. Với những bé mất nước ở mức độ nhẹ, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước và suy dinh dưỡng với những nguyên tắc cơ bản: 

- Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để đề phòng mất nước như: Oresol, nước cháo muối, nước cơm có muối, súp hoa quả hoặc súp gà, súp thịt, nước sạch. 

Khi trẻ bị rotavirus cha mẹ cần chú ý bù nước cho trẻ

- Tiếp tục cho trẻ ăn đề phòng suy dinh dưỡng: Phần lớn trẻ tiêu chảy phân nước sẽ thèm ăn trở lại khi được bù đủ dịch. Vì vậy, trong giai đoạn này, khẩu phần ăn hằng ngày của bé nên được tiếp tục và tăng dần lên. Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng giúp cơ thể bé chóng bình phục, hồi phục cân nặng và chức năng đường ruột. Tuy nhiên, cần tránh các loại rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc nhiều chất xơ vì khó tiêu hóa. 

- Trong trường hợp bù nước bằng dung dịch oresol, bố mẹ cần chú ý pha dung dịch theo sự hướng dẫn của bác sỹ, cho bé uống từng ngụm nhỏ bằng chén hoặc thìa. 

Khi bé tiêu chảy và nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da chi nhăn nheo cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ