Trẻ bị viêm amidan: Điều trị và phòng ngừa cách nào hiệu quả?

Bác sỹ khám họng cho trẻ để kiểm tra xem trẻ có bị viêm amidan hay không (Ảnh minh họa)

Trẻ bị viêm amidan: Những nguyên nhân và dấu hiệu điển hình

Các liệu pháp tại gia cho viêm amidan

3 dấu hiệu nhận biết viêm amidan bạn nên biết

Há miệng khi ngủ chớ nên coi thường

Điều trị viêm amidan ở trẻ thế nào?

Cách điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất đối với viêm amidan ở trẻ là điều trị triệu chứng.

Khi amidan bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sỹ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Để điều trị hiệu quả và dứt điểm, bạn cần cho trẻ uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng và thời gian được bác sỹ đề nghị. Ngừng thuốc quá sớm, khi chưa hết liều, có thể khiến vi khuẩn quay trở lại tấn công trẻ, hoặc làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh nguy hiểm. 

Ngoài thuốc kháng sinh, có thể bác sỹ sẽ kê thuốc giảm tiết nước mũi, đờm, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Nếu trẻ bị sốt cao và đau, bạn nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và giảm đau. Với trẻ trên 3 tháng tuổi, cho trẻ uống đúng liều acetaminophen, với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể uống ibuprofen để giảm sốt và giảm đau. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào. 

Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần có thể cần phải cắt amidan

Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan tái phát - viêm amidan từ 5 đến 7 lần một năm - các bác sỹ có thể đề nghị phẫu thuật cắt amidan để loại bỏ amidan.

Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn? 

Nên cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và làm những gì mà bạn có thể để trẻ cảm thấy tốt hơn.

- Cho trẻ uống đồ uống lạnh để làm tê cơn đau một chút hoặc nước ấm (nhưng không quá nóng). Cho một chút mật ong và chanh vào nước ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau. Mật ong làm dịu cổ họng, chanh làm giảm đờm. (Đừng cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong, tránh nguy cơ ngộ độc). 

- Đặt chai nước ấm hoặc khăn ấm lên cổ trẻ.

- Làm ẩm không khí trong phòng có thể làm giảm kích ứng cổ họng và giúp trẻ dễ ngủ hơn. Thay nước trong máy tạo độ ẩm hàng ngày và vệ sinh sạch để ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn. 

- Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá và các chất gây ô nhiễm không khí. Bởi chúng có thể gây đau họng. 

- Với trẻ đã biết súc miệng, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm. Khuấy 1/2 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm cho đến khi hòa tan.

- Với những trẻ lớn, có thể cho trẻ ngậm kẹo trị đau họng để kích thích sản xuất nước bọt làm sạch cổ họng.

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm để làm dịu cổ họng, tránh các loại thức ăn cứng, khó nuốt. Khuyến khích trẻ uống nước, ăn súp, sinh tố, uống sữa. Uống nhiều chất lỏng giúp ngăn ngừa nguy cơ mất nước. 

Phòng ngừa viêm amidan thế nào? 

- Rửa tay cho trẻ và dạy trẻ rửa tay thường xuyên (cả người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay thường xuyên);

- Không dùng chung bát, đĩa, cốc của trẻ với người khác. Cần rửa dụng cụ ăn uống của trẻ trong nước nóng để diệt vi trùng. 

- Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ và cân bằng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

An An H+ (Theo babycenter/momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng