Há miệng khi ngủ chớ nên coi thường

Há miệng khi ngủ có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Ngưng thở khi ngủ và trầm cảm làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương

7 bài tập yoga giúp phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ

9 triệu chứng không ngờ của chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ

Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

1. Lệch vách ngăn mũi

Vách ngăn mũi có thể bị lệch ở một số người

Giữa hai lỗ mũi có một tấm sụn được gọi là vách ngăn. Ở một số người vách ngăn này bị lệch khiến cho một bên lỗ mũi lớn hơn bên còn lại. Theo thống kê có ít nhất 80% dân số có lỗ mũi bị lệch ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, khi độ lệch quá lớn có thể gây cản trở việc không khí lưu thông qua mũi khiến người đó phải thở bằng miệng. Đây là một phản ứng vô thức của cơ thể khi đã chìm vào giấc ngủ.

2. Ngưng thở khi ngủ

Há miệng khi ngủ có thể là hậu quả của chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng đặc trưng bởi sự ngưng thở từng lúc về đêm trong một khoảng thời gian ngắn, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu. Điều này xảy ra như một hậu quả của việc tắc nghẽn đường hô hấp trên, khiến cho phổi và cơ hoành phải làm việc nhiều hơn để có đủ lượng oxy cần thiết. Chính điều đó đã khiến ta phải há miệng trong lúc ngủ.

Một vài biểu hiện có thể diễn ra rất nhanh trong vài giây như: Một tiếng ngáy dài, tiếng khịt mũi hay tiếng thở hổn hển trong khi ngủ. Tuy nhiên, đó lại là những triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ và nó có thể dẫn đến rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như: Bệnh tim, tăng huyết áp, đột quỵ và đái tháo đường,…

3. Viêm Amidan

Viêm amidan khiến các hạch bạch huyết sưng to gây cản trở đường thở

Amidan là các hạch bạch huyết có trong cổ họng và là một phần của hệ miễn dịch. Khi amidan bị viêm sẽ làm cho các hạch bạch huyết bị sưng to gây cản trở không khí lưu thông. Đặc biệt, những người bị viêm amidan mạn tính có thể dần dần dẫn tới chứng ngưng thở khi ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn phải há miệng khi ngủ.

4. Viêm adenoids (Viêm VA)

Adenoids là một khối tổ chức nằm trong vòm họng, cũng là một phần của hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng từ bên ngoài. Adenoids rõ hơn ở trẻ em và thường co bé lại khi chúng ta lớn lên. Khi Adenoids bị viêm có thể gây tắc nghẽn đường thở, trong một vài trường hợp nặng nó cũng có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

5. Polyps mũi

Polyp mũi là một khối u lành tính thường gặp trong hốc mũi được hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang trong mũi.... Các triệu chứng khi bị polyp mũi khá giống với các biểu hiện của bệnh cúm hay cảm lạnh, tuy nhiên chúng sẽ không giảm bớt ngay cả khi người bệnh có sử dung thuốc điều trị các bệnh này.

Polyp mũi nếu không được điều trị có thể sẽ phát triển lớn lên gây tắc mũi, hậu quả là người bệnh phải hít thở bằng miệng. Mặc dù trường hợp này được cho là rất ít xảy ra.

Nếu bạn thấy người thân, bạn bè,… đang bị há miệng khi ngủ thì hãy khuyên họ nên đi khám để được chẩn đoán về các vấn đề sức khỏe và tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.

Một số bệnh khác cũng có thể dẫn tới tình trạng há miệng khi ngủ như: Viêm họng, nhiễm trùng tai, viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,… Ở trẻ em, há miệng khi ngủ đôi khi còn có thể liên quan tới các vấn đề như kém tăng trưởng, hẹp khuôn mặt ,… Thiếu tập trung và kết quả học tập kém cũng có thể là hậu quả của việc ngủ không ngon và không đủ giấc.

Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp