3 dấu hiệu nhận biết viêm amidan bạn nên biết

Không nên chủ quan khi bị viêm amidan

Bị viêm amidan hốc mủ có nên dùng Tiêu Khiết Thanh?

4 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược

Phân biệt viêm VA và viêm amidan ở trẻ

Thức uống giúp “đối phó” với viêm amidan

Amidan là những tế bào lympho nằm ở vị trí 2 bên đáy lưỡi, có vai trò là hệ thống phòng ngự đầu tiên của hệ miễn dịch với chức năng thanh lọc và loại trừ các vi khuẩn cũng như virus muốn xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi và đường miệng. Amidan hoạt động mạnh nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 tuổi đến tuổi dậy thì, lúc này chức năng của amidan giảm dần và không còn hoạt động mạnh như trước.

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn

Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn làm cho sưng lên và đau. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan là do vi khuẩn hay virus thông qua đường hô hấp khi cơ thể bị cúm, ho gà hay cảm lạnh... Ngoài ra amidan còn có thể bị viêm do một số nguyên nhân khác như amidan có nhiều khe hốc khiến vi khuẩn dễ trà trộn và xâm nhập, vệ sinh răng miệng chưa tốt hay do môi trường xung quanh ô nhiễm hoặc bụi bẩn.

Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình có bị bệnh về amidan hay không?

Hôi miệng

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, một nửa dân số thế giới bị chứng hôi miệng hoặc hơi thở hôi. Trong khi 90% các trường hợp là do vệ sinh răng miệng kém, thì 10% là do amidan. Amidan là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn, tế bào chết, chất nhầy bị tắc và tích tụ tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi dẫn đến hơi thở hôi. Để điều trị cần vệ sinh răng miệng tốt như đánh răng và súc miệng có chứa chất khử trùng,

Hôi miệng có thể do viêm amidan

Nuốt đau

Sỏi Amidan (tonsil stone) - còn gọi là bã đậu amidan - là những khối nhỏ màu trắng vàng xuất hiện xung quanh 2 túi amidan trong vòm họng. Khi sỏi amidan nhỏ, chúng không gây vấn đề gì tuy nhiên khi chúng lớn lên có thể khiến bạn bị nuốt khó, đau họng.

Nếu bạn nuốt khó và không bị dị ứng hoặc nhiễm virus như viêm họng, cơn đau có thể là do sỏi amidan lớn. Đôi khi, đơn giản bạn có thể đánh bật các viên sỏi amidan chỉ bằng cách súc miệng nước muối hoặc thậm chí ho. Tuy nhiên nếu sỏi to, bạn nên đến gặp bác sỹ tai mũi họng để lấy sỏi.

Cơn đau họng có thể do sỏi amidan gây ra

Ngáy

Phì đại amidan có thể là một nguyên nhân gây ra ngáy. Việc ngáy ngủ làm bạn xấu hổ và có thể gây phiền nhiễu cho những người xung quanh. Tuy nhiên, nó không có hại cho cơ thể trừ khi đi kèm với chứng ngưng thở khi ngủ, trong đó cơ thể bị giảm oxy trong khi ngủ do tạm dừng thở hoặc tắc nghẽn đường thở.

Khi amidan được mở rộng sẽ cản trở không khí đi qua, giảm oxy trong khi ngủ do tắc nghẽn đường thở. Nghiêm trọng hơn, phì đại amidan có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Tăng huyết áp ở phổi và những thay đổi trong tim, thậm chí là suy tim do tình trạng tăng huyết áp ở phổi.

Amidan phì đại thường là nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ngáy ngủ ở trẻ em. Khoảng 4 trong số 100 người đàn ông trung niên có chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ có thể do amydal phì đại. Nếu tình trạng này nghiêm trọng, bạn cần cắt bỏ amidan. 

Thanh Tú H+ (Theo Preven)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng