Trẻ bị viêm tai: Các cách khắc phục tại nhà

Viêm tai giữa thường rất đau, khó chịu

Có phải cảm lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa?

Trẻ bị viêm tai đi máy bay có an toàn không?

Trẻ bị viêm tai: Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Trẻ bị viêm tai giữa: Chữa thế nào, bao lâu thì khỏi?

Các triệu chứng viêm tai giữa

Làm sao để biết trẻ có bị viêm tai giữa hay không khi bé chưa biết nói hay chưa thể diễn đạt điều chúng muốn? Dưới đây là một số dấu hiệu viêm tai giữa phổ biến:

Theo Hệ thống Y tế Quốc gia Mỹ, có khoảng 5 - 10% trẻ bị viêm tai giữa sẽ bị rách màng nhĩ. Màng nhĩ thường tự lành trong vòng 1 - 2 tuần, hiếm khi gây điếc tai.

- Cáu gắt; 
- Kéo tai (lưu ý rằng nếu trẻ không có các triệu chứng khác, thì đây là một dấu hiệu không đáng tin cậy). 
- Ăn ít, chán ăn
- Khó ngủ
- Sốt
- Có chất lỏng chảy từ tai chảy ra.

Viêm tai có thể gây chóng mặt. Nếu trẻ khó giữ được thăng bằng, hãy cẩn thận kẻo trẻ bị ngã. 

Hay dứt tai có thể là triệu chứng trẻ bị viêm tai giữa

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được kê khi trẻ bị viêm tai giữa. Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, trong số những trẻ bị viêm tai, có khoảng 80% phục hồi trong khoảng 3 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh. 

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm tai có thể làm cho vi khuẩn gây viêm tai kháng thuốc kháng sinh, khiến việc điều trị nhiễm trùng trong tương lai trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, bạn nên tuân thủ theo lời khuyên của bác sỹ. 

Một số biện pháp thực hiện tại nhà giúp giảm đau do viêm tai 

Chườm ấm 

Đặt một miếng gạc ấm, ẩm lên tai của trẻ trong khoảng 10 - 15 phút có thể giúp giảm đau.

Acetaminophen

Nếu em bé lớn hơn 6 tháng, acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau và sốt. Sử dụng thuốc theo khuyến cáo của bác sỹ và hướng dẫn trên bao bì. Để có kết quả tốt nhất, hãy cho trẻ uống trước khi đi ngủ.

Dầu ấm

Nếu không có chất lỏng chảy ra từ tai trẻ, màng nhĩ không bị rách, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu olive hoặc dầu vừng (ở nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm) vào tai bị viêm. 

Bổ sung chất lỏng

Trẻ bị viêm tai giữa có thể sẽ chán ăn nhưng bạn nên thường xuyên cho bé uống nước, ăn súp... Nuốt có thể giúp mở vòi nhĩ để chất lỏng bị tắc có thể chảy ra. 

Nâng cao đầu trẻ

Nâng cao đầu trẻ khi ngủ (đặt gối dưới đệm) có thể giúp giảm tình trạng tích nước trong xoang, tai. 

Thuốc giảm đau tự nhiên

Các loại thuốc giảm đau chiết xuất từ thành phần tự nhiên như tỏi, hoa oải hương... có thể giúp giảm viêm và giảm đau.

Phòng ngừa viêm tai thế nào? 

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn viêm tai nhưng bạn có thể thực hiện những cách sau để giảm nguy cơ viêm tai cho trẻ.

- Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho con bú sữa mẹ từ 6 - 12 tháng nếu có thể. Kháng thể trong sữa mẹ giúp bảo vệ bé khỏi bị viêm tai giữa và nhiều vấn đề khác. 

- Tránh khói thuốc lá: Khói thuốc lá có thể gây viêm tai nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn. 

- Giữ vị trí bình sữa thích hợp: Nếu bạn cho con bú bình, hãy giữ trẻ ở tư thế thẳng để sữa không chảy ngược vào vòi nhĩ.

- Giữ vệ sinh: Nếu có thể, hãy tránh để trẻ tiếp xúc với các mầm bệnh gây cảm lạnh, cúm. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bị bệnh, hãy rửa tay thường xuyên và nên cách ly với bé.

- Tiêm chủng: Bạn nên cho con đi tiêm phòng đầy đủ, bao gồm tiêm phòng cúm (với trẻ từ 6 tháng trở lên) và vaccine phế cầu khuẩn. 

Vân Anh H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng