Trẻ bị viêm tai giữa: Cách giảm đau và phòng ngừa tái phát

Để phòng ngừa viêm tai giữa, nên bảo vệ trẻ tránh khỏi cảm lạnh, viêm họng

5 biến chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm tai giữa: Chữa thế nào, bao lâu thì khỏi?

Con viêm tai giữa do mẹ rửa mũi sai cách

10 loại tinh dầu trị viêm tai giữa hiệu quả

Trẻ bị viêm tai giữa nên làm gì để trẻ thoải mái hơn?

Để tai bị đau ở phía trên khi nằm ngủ

Nếu trẻ chỉ bị viêm 1 tai, bạn có thể để trẻ nằm ngủ với tai bị đau hướng lên trên. Chất lỏng ở vùng tai giữa sẽ chảy vào khoang mũi do trọng lực, do đó sẽ làm giảm đau và giảm áp suất. 

Dùng miếng gạc ấm 

Đặt một miếng gạc/vải ấm lên tai chắc chắn sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm cường độ đau. 

Giữ mũi của bé luôn sạch

Nếu trẻ bị viêm tai giữa do cảm lạnh, bé có thể bị chảy nước mũi. Nước mũi có thể mang nhiều vi khuẩn từ mũi đến tai giữa. Vì vậy, giữ cho mũi của bé luôn sạch, không có chất nhầy là việc cần thiết. 

Vi khuẩn từ dịch nhầy ở mũi có thể gây viêm tai giữa 

Với trẻ nhỏ, bạn nên dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ra. Với trẻ lớn tuổi hơn, bạn có thể dạy bé xì mũi ra khăn giấy để đẩy hết chất nhầy từ mũi ra. 

Hãy nhớ rằng, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên sử dụng bất kỳ thảo dược hoặc các phương thuốc tự nhiên nào để nhỏ vào tai cho trẻ. Chỉ cho trẻ dùng thuốc giảm đau sau khi đã hỏi ý kiến bác sỹ.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ? 

Chống lại các tác nhân gây bệnh

Viêm tai giữa thường là kết quả của nhiễm trùng bắt đầu từ xoang hoặc cổ họng. Những nhiễm trùng là kết quả của các tác nhân gây cảm lạnh, đau họng... Bởi vậy, bảo vệ bé tránh khỏi cảm lạnh, viêm họng... sẽ giúp phòng ngừa viêm tai giữa hiệu quả. 

Bạn nên dạy bé rửa tay sau khi chơi, che miệng và mũi nếu ai đó xung quanh bị hắt hơi. Ngoài ra, hãy rửa sạch đồ chơi mà trẻ hay chạm vào để giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Uống từ cốc, không phải từ bình

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên rằng, trẻ mới biết đi không nên uống từ bình. Thay vào đó, bạn nên dạy trẻ uống sữa hoặc nước bằng cốc. 

Trẻ vừa bú bình vừa ngủ dễ bị viêm tai giữa

Trên thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên hướng dẫn trẻ uống bằng cốc khi trẻ được 12 tháng. Vừa ngủ vừa uống sữa từ bình có thể gây viêm tai giữa. 

Tiêm vaccine đầy đủ

Tiêm vaccine là cách phòng bệnh chủ động cho trẻ, đặc biệt là các bệnh gây viêm đường hô hấp trên, vì chúng có thể dẫn đến viêm tai giữa. Ví dụ, tiêm phòng viêm phổi và cúm đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa viêm tai giữa ở trẻ chập chững biết đi.

Cảnh giác với dị ứng

Nếu bạn biết trẻ bị dị ứng với một thứ gì đó, hãy chủ động tránh để trẻ tiếp xúc với thứ đó. Viêm tai giữa có thể xảy ra nếu dị ứng ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. 

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ hít phải khói thuốc lá dễ bị viêm tai giữa tái phát. Ô nhiễm từ khói xe cũng có hậu quả tương tự. Vì vậy, hãy giữ cho trẻ tránh xa những nơi có khói thuốc lá, khói xe cộ... 

Cho trẻ bú sữa mẹ

AAP khuyến cáo, nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ ngay cả sau lần sinh nhật đầu tiên. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, nên cho con bú ngay từ sau khi sinh cho đến hơn 2 tuổi. 

Theo các chuyên gia, nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ chống lại một số tác nhân gây bệnh, kể cả những mầm bệnh có thể gây viêm tai giữa.

Một nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ từ sơ sinh đến hơn 9 tháng tuổi ít có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, kể cả cho đến khi trẻ trưởng thành, thậm chí bảo vệ đến khi 53 tuổi. Điều này có nghĩa là, cho con bú sữa mẹ không chỉ giúp bảo vệ đứa trẻ trong thời điểm hiện tại mà còn giúp bảo vệ bé tránh khỏi viêm tai trong thời gian dài. 

An An H+ (Lược dịch momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ