Đừng cho con ăn những thức này khi bị viêm thanh quản

Trẻ bị viêm thanh quản không nên ăn gì?

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Nguyên nhân chính khiến bé bị viêm thanh quản tái đi phát lại

Trẻ bị viêm thanh quản có lây nhiễm cho nhau?

Infographic: Những yếu tố gây viêm thanh quản ở trẻ

Viêm thanh quản thường gặp ở trẻ trên 3 tháng tuổi và trẻ học mẫu giáo với những biểu hiện ban đầu là: Đau rát cổ họng, ho khan, khàn tiếng đến mất tiếng, mệt mỏi, biếng ăn… Yếu tố thuận lợi để phát bệnh là nhiệt độ thay đổi đột ngột, giai đoạn chuyển mùa, thời tiết khô hanh kèm theo gió mùa Đông Bắc hay mưa phùn. Bệnh thường diễn biến trong vòng 3 - 7 ngày là khỏi nếu trẻ được chăm sóc, chữa trị và ăn uống đúng cách.

Dưới đây là những thực phẩm cũng như cách chế biến đồ ăn mà mẹ nên tránh để giúp con trẻ có thể khỏi viêm thanh quản nhanh hơn:

Hạn chế thực phẩm có tính acid

Thực phẩm loại này có thể gây trào ngược dạ dày thực quản – một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản, viêm họng và khiến bệnh nặng hơn.

Một chế độ ăn uống lành mạnh lý tưởng nhất nên bao gồm 80% thực phẩm có tính kiềm và 20% thực phẩm có tính acid

Nếu cho trẻ tiêu thụ lượng lớn các loại thực phẩm tính kiềm sẽ làm giảm gánh nặng của cơ thể trong việc trung hòa acid và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ dàng hơn.

Thực phẩm có tính acid: Thực phẩm tinh chế (đường, gạo trắng và bột mì), bơ sữa, pho mát...

Thực phẩm có tính kiềm: Rau lá xanh đậm, rau họ cải, quả mọng…

Thực phẩm cay nóng

Thức ăn cay có thể gây kích ứng cổ họng, làm nặng thêm các triệu chứng của viêm thanh quản: Khô, ngứa cổ họng, ho khan, đau nhói cổ họng và khàn giọng

Thực phẩm nhóm này bao gồm: Nước sốt nóng, cà ri, ớt, hạt tiêu, tương ớt, mù tạt…

Thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng thức ăn có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em

Khi trẻ bị dị ứng có các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến vài giờ như: Đau quặn bụng, cảm giác nóng ran, nổi ban đỏ ngứa khắp người, mắt xung huyết, đỏ, phù nề môi, mắt, khó thở, thở rít, trụy mạch, hạ huyết áp, hoặc chỉ đơn thuần có các triệu chứng ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy. Dị ứng có thể làm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên nặng nề hơn. Một số trường hợp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao.

Những thực phẩm gây nên dị ứng thường hay gặp nhất là: Trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt, cá, hải sản, lạc (đậu phộng), ngô...

Thực phẩm lạnh

Trẻ uống nhiều nước lạnh, ăn kem, uống sữa để lạnh sẽ làm nhiệt độ trong họng giảm thấp gây hiện tượng co mạch, từ đó giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch. Điều đó làm khô, rát họng, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn có cơ hội phát triển gây viêm họng. Vì niêm mạc họng trên liên tiếp với niêm mạc mũi, dưới liên tiếp với niêm mạc họng - hầu, thanh quản nên các biến đổi, viêm ở niêm mạc họng dễ dàng và nhanh chóng lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản. Đối với những bé đang bị viêm thanh quản, nếu ăn đồ lạnh quá nhiều có thể gây nhiều biến chứng như: Hạt xơ thanh quản, polyp dây thanh…

Thức ăn nhanh, có nhiều dầu mỡ

Bao gồm: Đồ chiên, rán, xào, thịt mỡ…

Những thức ăn này làm sức co của cơ vòng dưới thực quản giảm, làm cho thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày do đó làm trào ngược dạ dày thực quản dễ xuất hiện.

Bên cạnh đó, các thực phẩm này chứa nhiều chất béo, sinh ra nóng trong người, dễ bị táo bón làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa khiến trẻ càng mệt hơn. Chúng cũng sinh ra nhiều đờm khiến bé ho và đau họng nặng hơn.

Cũng nên tránh thức ăn cứng, giòn, bao gồm: Bánh quy, các loại hạt, rau sống... vì chúng có thể gây kích ứng cổ họng

Khi bé bị viêm thanh quản, cha mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi, tránh nói nhiều để dây thanh có thể phục hồi sớm nhất. Giữ ấm cho trẻ, tránh nhiễm lạnh, dầm mưa. Cho bé ăn đủ chất, uống đủ nước, bổ sung vitamin C và ăn nhiều hoa quả. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng (mạt bụi, lông động vật, phấn hoa…). Vệ sinh mũi họng cho bé 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hàng ngày…

Bên cạnh đó, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để phối hợp với các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản an toàn cho trẻ, nhất là các loại thực phẩm chức năng có thành phần: Kha tử, diếp cá, cam thảo, bướm bạc, ImmuneGamma…

Biết Tuốt H+

Sản phẩm tham khảo: Thực phẩm chức năng cốm BigBB Plus

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ