Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển trí não trẻ như thế nào?

Trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm dụng tình cảm sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ

Bà bầu dùng paracetamol có thể tăng gấp đôi nguy cơ trẻ bị ADHD

Rối loạn stress hậu sang chấn khiến lão hóa sớm

Chuyên gia tâm lý chia sẻ cách giúp trẻ thoát khỏi sự "cám dỗ" của Ipad, smartphone

Trẻ bị lạm dụng tình dục có thay đổi gì về thể chất, tinh thần?

Phụ nữ trải qua từ 3 chấn thương tâm lý sẽ dễ bị bệnh tim

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách chụp cắt lớp vi tính (chụp CT scan) não bộ của hai em bé 3 tuổi, một bé khỏe mạnh, sống trong gia đình hạnh phúc và một bé bị chấn thương tâm lý vì bị bỏ rơi.

Hình ảnh chụp CT bộ não 2 đứa trẻ cùng độ tuổi cho thấy bộ não trẻ bị bạo hành cảm xúc teo nhỏ hơn so với não trẻ bình thường.

Giáo sư Bruce Perry, Trưởng khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Texas lý giải: "Bức ảnh trên đã cho thấy những cảm xúc tiêu cực do bị bỏ rơi tác động nghiêm trọng tới bộ não. Bộ não bên phải nhỏ hơn so với bộ não bên trái, đồng thời xuất hiện tình trạng não thất phình to, vỏ não bị teo". Như vậy, não của em bé bên phải chắc chắn sẽ chậm phát triểngặp các vấn đề xấu liên quan đến trí nhớ, giáo sư Perry khẳng định.

Giáo sư Perry chia sẻ, một đứa trẻ bị bỏ rơi thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức sau này trong cuộc đời.

Bằng chứng là kết quả gồm 200 nghiên cứu từ Bệnh viện Nhi đồng Stanford ở San Francisco (Mỹ) năm 2009. Đó là trẻ em bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, hoặc nồng độ hormone stress cortisol quá cao sẽ làm thu nhỏ kích thích của vùng hippocampus (hay còn gọi là hồi hải mã), khu vực của bộ não chịu trách nhiệm xử lý trí nhớ và cảm xúc.

Não bộ của trẻ phát triển tốt phụ thuộc vào sự chăm sóc và hình thành mối quan hệ thân thiết với trẻ suốt thời ấu thơ.

Tiến sĩ Victor Carrion, chuyên gia tâm thần học trẻ em đến từ Bệnh viện Nhi đồng Stanford cũng đồng tình với kết luận trên. Tiến sĩ cho biết: "Căng thẳng hàng ngày là cần thiết để kích thích sự phát triển bình thường của não bộ, nhưng mức độ căng thẳng quá cao sẽ trở nên có hại. Trẻ bị tổn thương cảm xúc kéo dài sẽ cảm thấy như đang mắc kẹt giữa con phố đầy xe cộ. Nghiên cứu này không nói đến những căng thẳng khi trẻ phải làm bài tập ở nhà, hay phải "chiến đấu" với bố, mẹ về một vấn đề nào đó".

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, lúc nhỏ thường xuyên stress có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp, bệnh tim và béo phì khi trưởng thành. Bên cạnh đó, người thiếu thốn tình cảm sẽ rất khó khăn trong việc hình thành những mối quan hệ lành mạnh,  mà thường sống lệ thuộc vào ai đó, hoặc tự cô lập.

"Các hoạt động xã hội và cảm xúc tích cực chỉ được hình thành khi não bộ khỏe mạnh. Mà muốn não khỏe mạnh, trẻ cần được chăm sóc và có cơ hội hình thành mối quan hệ thân thiết với bạn đồng trang lứa, cùng người lớn suốt thời ấu thơ", giáo sư Perry kết luận.

Nguyên Hương H+ (Theo The Sun)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin