Chuyên gia tâm lý chia sẻ cách giúp trẻ thoát khỏi sự "cám dỗ" của Ipad, smartphone

Trẻ dùng điện thoại di động nhiều từ sớm dễ bị rơi vào tình trạng buồn chán, cô đơn, tự kỷ.

“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này

Toàn thân bị ảnh hưởng thế nào khi dùng điện thoại nhiều?

Cài ngay những ứng dụng smartphone này để quản lý stress

Gifographic: Trẻ xem tivi, điện thoại bao nhiêu là đủ?

Làm thế này để không bị "chết oan" vì diện thoại di động

Ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy về việc sử dụng điện thoại di động khiến nhiều trẻ em vị thành niên rơi vào tình trạng cô đơn, buồn chán, thậm chí có cả những trường hợp bị tâm thần. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ ở vị thành niên tự tử hiện ở mức cao nhất trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, thậm chí còn cao hơn cả tỉ lệ xảy ra ở những vụ án giết người.

Nhà tâm lý học Ross Greene muốn đưa ra những tư vấn để giúp các phụ huynh giảm thiểu những nguy cơ này càng sớm càng tốt.

Greene, là tác giả của cuốn sách mới ra mắt gần đây, tạm dịch là "Nuôi dạy con người: Tạo lập mối quan hệ hợp tác với con của bạn", đã phát hiện ra rằng những phương pháp mang tính ép mà các phụ huynh thường làm không hề có ích trong việc thay đổi những hành vi xấu ở trẻ.

Ông Ross Greene cho biết: “Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể kiểm soát được hành vi của con mình thì bạn đang ảo tưởng rồi!. Để là những ông bố, bà mẹ thông thái thì nên lắng nghe và chia sẻ với trẻ thay vì kiểm soát chúng”.


Tiến sĩ Ross Greene là nhà tâm lý học lâm sàng trẻ em hàng đầu nước Mỹ và là tác giả của những cuốn sách về tâm lý trẻ em bán chạy nhất tờ New York Times.

 “Điều đầu tiên, tôi nghĩ các bạn nên đặt giới hạn ra ngay từ đầu. Trong nhiều trường hợp, các vị phụ huynh vẫn luôn để con của mình tự do sử dụng điện thoại.", ông Greene chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý khuyên các bậc phụ huynh nên tránh lấy việc sử dụng các thiết bị điện thoại và máy tính bảng để “đánh lạc hướng” trẻ trong bữa ăn tối hoặc để dỗ dành khi trẻ khóc. Thay vào đó, nên đặt ra những quy định khi sử dụng các thiết bị này ngay từ đầu, để những đứa trẻ nhận thức được rằng mình nên dùng các thiết bị thông minh như thế nào.

Từ đó, ông Greene khuyên các bậc cha mẹ và con cái nên mở lòng với nhau về vấn đề này để cùng tìm ra giải pháp giúp hài lòng cả hai bên. Bởi các giải pháp hiện nay thường chỉ làm hài lòng cha mẹ chứ không để ý đến tâm trạng của trẻ.

WHO đã đưa ra khuyến cáo từ năm 2011 về bức xạ từ điện thoại di động có thể ảnh hưởng rất xấu đến não bộ của trẻ (Theo CNN)

Chuyên gia tâm lý Ross Greene cũng cho biết những đứa trẻ thường dễ bị tổn thương vì vậy các bậc phụ huynh nên nhường lời cho con cái trước tiên, để chúng có thể cảm thấy mình không bị gò bó hay ép buộc gì cả.

"Có những đứa trẻ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, chỉ vì chúng không có bạn, cũng như không biết cách kết bạn, càng không cảm thấy mình được yêu thương hay không có việc gì khác để làm" ông Greene nói. Kết quả là các thiết bị cá nhân này dần trở thành những người bạn của lũ trẻ.

Chuyên gia cũng nói rằng nếu không có những cuộc đối thoại một cách nghiêm túc, cha mẹ sẽ không thể nào biết đến những vấn đề lớn hơn đang tồn tại xung quanh con cái của mình. Còn những bậc phụ huynh thích sử dụng những biện pháp ép buộc cứng rắn, thường sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn là "muốn tốt cho những đứa trẻ" như lời mà họ thường nói.

Một trong những kịch bản khắc nghiệt mà nhà tâm lý học Ross Greene đưa ra là tình huống những đứa trẻ không còn cảm xúc với cuộc sống thực tại xung quanh và tìm đến những niềm vui ở thế giới công nghệ. Với những trường hợp này, các bậc phụ huynh phải thực sự kiên trì để khơi gợi những sở thích của đứa trẻ mới có thể giúp trẻ thoát khỏi sự cám dỗ của các thiết bị công nghệ.

Nguyên Hương H+ (Theo BusinessInsider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ