Trẻ tái phát viêm họng liên cầu khuẩn do nhờn thuốc

Đề phòng các bệnh đường hô hấp trên bằng TPCN BigBB Plus

Viêm họng liên cầu khuẩn: Chần chừ điều trị, hối hận cả đời

Làm gì khi trẻ dùng kháng sinh trị viêm họng 2 ngày mà không đỡ?

Trẻ ho có đờm, sốt có nên dùng siro ho và thuốc hạ sốt?

Bị 4 bệnh sau, uống kháng sinh càng lâu khỏi

Viêm họng liên cầu khuẩn thường bị nhầm lẫn với viêm họng đơn giản do virus. Tuy nhiên, bệnh diễn tiến nặng nề hơn và để lại nhiều biến chứng hơn nếu không kịp thời điều trị: Viêm cầu thận, sốt thấp khớp, thậm chí là tử vong…

Nguyên nhân của viêm họng này là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes hoặc liên cầu nhóm A gây ra. Vi khuẩn này rất dễ lây. Có thể lây lan qua không khí khi một ai đó ho hắt hơi, hoặc lây khi ăn uống chung và các bề mặt dính vi khuẩn khác.

Viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp nhất trong độ tuổi từ 5 - 15. Nếu con bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của viêm họng này, hãy đưa tới bác sỹ để điều trị kịp thời

Phiền phức ở chỗ, bệnh có thể tái đi phát lại nhiều lần bởi sai lầm của cha mẹ khi sử dụng thuốc kháng sinh cho con.

Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn, loại thuốc kháng sinh phổ biến nhất được sử dụng là penicillin, cephalexin và amoxicillin (Penicillin thường được sử dụng cho trẻ qua đường tiêm, còn amoxicillin thì phổ biến hơn vì nó có dạng viên và vị khá dễ uống). Do đường uống hiện không còn nhiều hiệu quả nên nhiều trẻ phải tiêm. Cơn ốm này chưa qua, cơn ốm kia đã tới khiến trẻ càng phải dùng nhiều kháng sinh hơn.

Tuy nhiên, nếu uống thuốc sau 48 tiếng mà trẻ không khỏi hoặc là bệnh tái phát, bạn nên đưa bé đi bệnh viện để có những can thiệp y tế kịp thời.

Như đã nói, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một số bệnh nhiễm khuẩn, lạm dụng quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh (ngay cả trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn) sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc: Sử dụng kháng sinh cũ không đỡ hay phải dùng với liều cao hơn, thay loại kháng sinh nặng hơn mới đỡ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng trong khi niêm mạc họng còn yếu, chưa phục hồi hẳn nên bệnh tái phát nhanh hơn. Lúc đó, thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây các bệnh khác.

Khi vi khuẩn đã kháng kháng sinh, việc khỏi bệnh không còn dễ dàng như trước. Cha mẹ sẽ phải mất thêm thời gian và chi điều trị bệnh cho con. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do kháng thuốc chiếm 30 - 90%, với vi khuẩn siêu kháng thuốc, tỷ lệ chết tới 99%. Trong đó, một số căn bệnh nguy hiểm như lao, sốt rét, việc nhờn thuốc sẽ tăng khả năng tử vong ở người bệnh.

Chính vì vậy, sau khi đã khỏi bệnh, để phòng ngừa tái mắc bệnh, các mẹ nên chú ý tới chế độ ăn và sinh hoạt của bé: Nên rửa tay trước khi ăn, che miệng khi hắt hơi hay ho, ăn chín uống sôi, bổ sung dưỡng chất hay thực phẩm chức năng giúp nâng cao hệ miễn dịch cho con.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp