Vì sao không nên uống thuốc kháng sinh với sữa?

Không nên uống thuốc kháng sinh với sữa

Làm sao giảm bớt tác hại khi dùng nhiều thuốc cùng một lúc?

Tương tác thuốc khiến bệnh nặng thêm

Cảnh báo nguy hiểm khi dùng thuốc tim mạch kết hợp thuốc viêm gan C

Cảnh giác với những tương tác thuốc nguy hiểm

Rau cải xoăn và thuốc loãng máu: Các loại rau có lá màu xanh đậm (như cải xoăn, lá súp lơ xanh, lá củ cải, lá rau diếp đỏ...) giàu chất xơ, các chất dinh dưỡng và vitamin K - một chất chống oxy hóa quan trọng giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ chức năng não. Tuy nhiên, vitamin K cũng là chất tham gia vào quá trình đông máu nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc loãng máu. Vì thế, nếu đang sử dụng thuốc loãng máu, bạn nên tránh ăn các loại rau này nếu không muốn gặp rắc rối.Rau cải xoăn và thuốc loãng máu: Các loại rau có lá màu xanh đậm (như cải xoăn, lá súp lơ xanh, lá củ cải, lá rau diếp đỏ...) giàu chất xơ, các chất dinh dưỡng và vitamin K - một chất chống oxy hóa quan trọng giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ chức năng não. Tuy nhiên, vitamin K cũng là chất tham gia vào quá trình đông máu nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc loãng máu. Vì thế, nếu đang sử dụng thuốc loãng máu, bạn nên tránh ăn các loại rau này nếu không muốn gặp rắc rối.

Sữa và thuốc kháng sinh: Nếu đang phải điều trị bằng các thuốc kháng sinh nhóm quinolones, hãy cẩn thận với các thực phẩm giàu calci như sữa, rau chân vịt, súp lơ xanh, tỏi tây... bởi calci có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Thuốc kháng sinh nhóm quinolones phổ biến nhất là Ciprofloxacin, thường được sử dụng để điều trị các bệnh thông thường như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi và viêm phế quản.Sữa và thuốc kháng sinh: Nếu đang phải điều trị bằng các thuốc kháng sinh nhóm quinolones, hãy cẩn thận với các thực phẩm giàu calci như sữa, rau chân vịt, súp lơ xanh, tỏi tây... bởi calci có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Thuốc kháng sinh nhóm quinolones phổ biến nhất là Ciprofloxacin, thường được sử dụng để điều trị các bệnh thông thường như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi và viêm phế quản.

Thịt muối và thuốc chống trầm cảm: Các loại thịt ướp muối có chứa tyramine - một loại acid amin có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm IMAO (thuốc ức chế monoamine oxidase). Tyramine có thể được sản sinh tự nhiên trong cơ thể và tham gia điều hòa lượng đường trong máu, quá nhiều tyramine trong máu có thể khiến huyết áp tăng đột ngột ở mức nguy hiểm. Thuốc chống trầm cảm IMAO có thể làm tăng lượng tyramine trong máu, nếu bổ sung thêm tyramine từ thịt ướp muối, bạn có thể gặp nguy hiểm.Thịt muối và thuốc chống trầm cảm: Các loại thịt ướp muối có chứa tyramine - một loại acid amin có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm IMAO (thuốc ức chế monoamine oxidase). Tyramine có thể được sản sinh tự nhiên trong cơ thể và tham gia điều hòa lượng đường trong máu, quá nhiều tyramine trong máu có thể khiến huyết áp tăng đột ngột ở mức nguy hiểm. Thuốc chống trầm cảm IMAO có thể làm tăng lượng tyramine trong máu, nếu bổ sung thêm tyramine từ thịt ướp muối, bạn có thể gặp nguy hiểm.

Cà phê và một số loại thuốc: Caffeine trong trà, cà phê, nước tăng lực có thể tương tác với nhiều loại thuốc, ngược lại, thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với caffeine. Ví dụ, thuốc kháng sinh nhóm quinolones có thể làm tăng các tác dụng phụ cực đoan sau khi sử dụng caffeine như bồn chồn và tim đập nhanh. Thuốc nội tiết estrogen, thuốc chữa bệnh hen suyễn và thuốc chống lo âu cũng có thể gây ra tình trạng này. Ngoài ra, caffeine cản trở quá trình đông máu, do đó, nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu, bạn nên tránh dùng thực phẩm có caffeine vì nó làm tăng tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như chảy máu.Cà phê và một số loại thuốc: Caffeine trong trà, cà phê, nước tăng lực có thể tương tác với nhiều loại thuốc, ngược lại, thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với caffeine. Ví dụ, thuốc kháng sinh nhóm quinolones có thể làm tăng các tác dụng phụ cực đoan sau khi sử dụng caffeine như bồn chồn và tim đập nhanh. Thuốc nội tiết estrogen, thuốc chữa bệnh hen suyễn và thuốc chống lo âu cũng có thể gây ra tình trạng này. Ngoài ra, caffeine cản trở quá trình đông máu, do đó, nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu, bạn nên tránh dùng thực phẩm có caffeine vì nó làm tăng tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như chảy máu.

Cam thảo và thuốc tim: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên tránh dùng cam thảo, trà cam thảo nếu ban đang sử dụng digoxin - một loại thuốc thường được dùng để điều trji suy tim hoặc rối loạn nhịp tim. Cam thảo có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc digoxin. Ngoài ra, những người đang dùng chất ức chế ACE để điều trị tăng huyết áp cũng không nên ăn cam thảo. Cam thảo làm giảm hiệu quả của thuốc và gây tích lũy kali trong cơ thể.Cam thảo và thuốc tim: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên tránh dùng cam thảo, trà cam thảo nếu ban đang sử dụng digoxin - một loại thuốc thường được dùng để điều trji suy tim hoặc rối loạn nhịp tim. Cam thảo có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc digoxin. Ngoài ra, những người đang dùng chất ức chế ACE để điều trị tăng huyết áp cũng không nên ăn cam thảo. Cam thảo làm giảm hiệu quả của thuốc và gây tích lũy kali trong cơ thể.


Kim Chi H+ (Theo Huffintonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn